Trong đó, tháng 8-2020, các chủng loại quả đóng góp vào mức tăng trưởng chung toàn ngành gồm: thanh long, xoài, chuối, dừa, mít, sầu riêng, chanh leo, nhãn… Đối với chủng loại sản phẩm chế biến, các sản phẩm chế biến từ chanh leo, xoài, ớt, dứa, cơm dừa… là những mặt hàng xuất khẩu chính, tuy nhiên xuất khẩu chanh leo chế biến có xu hướng giảm. Mặc dù vậy, thị trường chanh leo hiện còn dư địa rất lớn, trong khi Việt Nam đang có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam cạnh tranh với doanh nghiệp xuất khẩu tại các nước có cùng vị trí địa lý ở Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines, Malaysia và các nước có cùng điều kiện khí hậu ở Nam Mỹ như Peru, Ecuador…
Đáng chú ý, thời gian qua, nhập khẩu dừa tươi của Thái Lan từ Việt Nam đạt 129.000 tấn, trị giá 50,4 triệu USD, tăng 377,7% về lượng và tăng 781,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Tin cùng chuyên mục

Kỳ vọng vào Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL

Đồng Tháp: Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, văn hóa - du lịch

Giới thiệu ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Bạc Liêu: Phấn đấu đến năm 2025 xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỷ USD

Đồng Tháp: Thành lập Hội ngành hàng sen

Trồng lúa hữu cơ mở ra hướng canh tác bền vững cho nông dân Quảng Trị

Liên kết nâng giá trị nông sản

An Giang: di dời bè nuôi cá để giảm tình trạng chết tràn lan

IFC đầu tư 52 triệu USD sản xuất đàn heo gần 1 triệu con mỗi năm tại Việt Nam
