Ban chỉ đạo nhận định, để triển khai mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”, Việt Nam cần triển khai rất nhiều chiến lược, trong đó phải có chiến lược xét nghiệm hiệu quả đầu tiên. Ban chỉ đạo khẳng định, Việt Nam đã cơ bản có gần đủ các công nghệ và sinh phẩm cho xét nghiệm, nhưng chiến lược và năng lực xét nghiệm vẫn cần tập trung tăng cường.
Trong đó, với công nghệ xét nghiệm kháng nguyên (cho kết quả nhanh, độ nhạy, độ đặc hiệu cao và có khả năng phát hiện người mới mắc Covid-19) hiện cả nước có 3 đơn vị và viện nghiên cứu trong nước phát triển công nghệ này và đang ở bước cuối cùng để có sản phẩm.
Lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định, việc sản xuất được test nhanh có độ chính xác cao rất cần thiết vì thời gian tới sẽ có thêm nhiều người nhập cảnh. Thời gian tới cần tiếp tục thực hiện xét nghiệm RT-PCR để chẩn đoán chính xác ca bệnh Covid-19, sử dụng xét nghiệm kháng thể bằng máy ELIZA để đánh giá tình hình dịch tễ và miễn dịch cộng đồng tại các khu vực từng có dịch cũng như đã hết dịch. Đặc biệt cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu, sản xuất các loại sinh phẩm và kỹ thuật xét nghiệm mới trên thế giới, bao gồm cả xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên của virus SARS-CoV-2.
Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo bệnh viêm não vào mùa

TPHCM: Hơn 600.000 lượt người tiêm vaccine Covid-19 trong tháng cao điểm

Ngày 1-7, thêm 8.345 người khỏi Covid-19, còn 25 bệnh nhân nặng

Công an vào cuộc vụ bé 4 tháng tuổi tử vong sau khi thở khí dung

Hà Nội phát hiện 3 trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.5 của Omicron

Cần tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 3, mũi 4 để tránh nhiễm những biến thể mới

Mở thầu quốc gia 106 danh mục thuốc

Nhiều ca sốt xuất huyết nặng ở miền Bắc có yếu tố dịch tễ đi du lịch, công tác

Cấp cứu thành công một nạn nhân bị mất hoàn toàn da dương vật do máy quấn
