Vụ di tích Lũy Thầy và sông Lũy Thầy bị xâm hại: Các cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 16-5, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình cho biết, liên quan đến đê Lũy Thầy, sông Lũy Thầy đoạn qua xã Lương Ninh (huyện Quảng Ninh) bị lấn chiếm mà Báo SGGP phản ánh, đơn vị đã có xác minh bước đầu.

Theo đó, ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình cho biết, năm 2020 bản thân ông đã ký văn bản số 2092/KL-SNN về kết luận thanh tra, quản lý đê điều trong đó có đề cập đến hộ ông Nguyễn Văn Dương được UBND huyện Quảng Ninh cho thuê 4.000m2 đất bãi bồi dưới chân đê Lũy Thầy.

Vụ di tích Lũy Thầy và sông Lũy Thầy bị xâm hại: Các cơ quan chức năng vào cuộc ảnh 1 Ông Lại Tấn Thánh cho biết, việc lấn chiếm kéo dài nhiều năm

Trong kết luận này, ông Mai Văn Minh chỉ rõ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Dương được cấp cách chân đê 20m, phục vụ nuôi trồng thủy sản, không được phép xâm lấn đê Lũy Thầy.

 Kết luận là vậy, nhưng trên thực tế ông Dương đã thuê chở hàng ngàn khối đất đá, xà bần đắp hàng trăm mét đê mới, vây chiếm hơn 2/3 lòng sông Lũy Thầy, chiếm dụng mặt đê Lũy Thầy không dùng nuôi trồng thủy sản mà chăn nuôi heo, trâu và vịt, xả thải ra môi trường tự nhiên không có hệ thống xử lý chất thải. “Sở NN-PTNT đã yêu cầu UBND huyện Quảng Ninh xử lý dứt điểm, không để trở thành điểm nóng, nhưng cho đến nay huyện chưa xử lý là trách nhiệm địa phương”, ông Mai Văn Minh cho biết.

Vụ di tích Lũy Thầy và sông Lũy Thầy bị xâm hại: Các cơ quan chức năng vào cuộc ảnh 2 Mỗi năm lấn một hồ lớn ra giữa sông

 Cùng đó, ông Phạm Tiến Cảm, Chánh Thanh tra Sở TN-MT tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị cũng đã nắm bắt thông tin, hiện đang đợi địa phương huyện xử lý, nếu xử lý không đúng mức thì Sở TN-MT sẽ tiến hành xử lý. Trong khi đó, ngành VH-TT tỉnh Quảng Bình cũng vào cuộc kiểm tra và cho biết, di tích Lũy Thầy là một phần của lũy Đào Duy Từ, tuy nhiên khu vực ông Dương lấn chiếm không nằm trong khu vực bảo vệ đặc biệt do đó phải cơ quan quản lý đê điều và địa phương xử lý.

Vụ di tích Lũy Thầy và sông Lũy Thầy bị xâm hại: Các cơ quan chức năng vào cuộc ảnh 3 Biến gầm cầu Lũy Thầy thành kho rơm

 Ông Nguyễn Văn Tam, Chủ tịch UBND xã Lương Ninh cho hay, hiện địa phương cho hạn đến 30-5-2022, ông Dương phải tháo dỡ chuồng trại xây dựng trái phép, tháo dỡ công trình xây dựng dưới gầm cầu Lũy Thầy, tháo dỡ các con đê lấn hơn 2/3 sông Lũy Thầy. Quá hạn đó mà không thực hiện thì chính quyền mới xử lý hành chính, sau đó sẽ cưỡng chế theo quy định.

Vụ di tích Lũy Thầy và sông Lũy Thầy bị xâm hại: Các cơ quan chức năng vào cuộc ảnh 4 Đê lấn chiếm hơn 2/3 dòng sông Lũy Thầy

 Ông Đỗ Xuân Thủy, Chi Cục phó Chi cục Quản lý đường bộ II.4 cho biết, đã nắm được thông tin người dân đổ đất lấn sông, vây các trụ cầu. Việc biến gầm cầu thành kho rơm, chuồng trại chăn nuôi, xây kho đựng thức ăn là rất nguy hiểm và đang cho kiểm tra để kiến nghị xử lý.

Trả lời câu hỏi vì sao đã có kết quả thanh tra từ năm 2020 nhưng đến nay chưa được xử lý, ông Phạm Trung Đông, Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh cho biết, mấy năm qua không biết công văn nằm ở đâu, cho đến nay thì xã với huyện mới tìm lại được kết luận của Sở NN-PTNT, lần này đang cho kiểm tra chi tiết để xử lý dứt điểm.

Vụ di tích Lũy Thầy và sông Lũy Thầy bị xâm hại: Các cơ quan chức năng vào cuộc ảnh 5 Làm đê lấn chiếm xung quanh trụ cầu Lũy Thầy 
Vụ di tích Lũy Thầy và sông Lũy Thầy bị xâm hại: Các cơ quan chức năng vào cuộc ảnh 6 Xây chuồng trại trên đê Lũy Thầy
Vụ di tích Lũy Thầy và sông Lũy Thầy bị xâm hại: Các cơ quan chức năng vào cuộc ảnh 7 Lập trại trâu hàng trăm con mỗi năm trên đê Lũy Thầy
Vụ di tích Lũy Thầy và sông Lũy Thầy bị xâm hại: Các cơ quan chức năng vào cuộc ảnh 8 Đổ xà bần tiếp tục lấn đê
Vụ di tích Lũy Thầy và sông Lũy Thầy bị xâm hại: Các cơ quan chức năng vào cuộc ảnh 9 Hàng ngàn khối đá tạo ra con đê mới
Vụ di tích Lũy Thầy và sông Lũy Thầy bị xâm hại: Các cơ quan chức năng vào cuộc ảnh 10 Lấn chiếm hơn 2/3 dòng sông

Tin cùng chuyên mục