Cụ thể, từ đầu năm đến ngày 20-11-2017, cả nước có 2.293 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 19,8 tỷ USD. Bên cạnh đó, có 1.100 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm xấp xỉ 8 tỷ USD và 4.535 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 5,29 tỷ USD.
Xét theo địa bàn đầu tư, TPHCM, Bắc Ninh và Thanh Hóa là các tỉnh thu hút FDI nhiều nhất. Lũy kế đến tháng 11-2017, TPHCM đã thu hút được tổng số vốn đăng ký 5,68 tỷ USD, chiếm 17,2% tổng vốn đầu tư nước ngoài của cả nước. Bắc Ninh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 3,28 tỷ USD, chiếm 9,9% tổng vốn đầu tư. Thanh Hóa đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 3,16 tỷ USD chiếm 9,5% tổng vốn đầu tư.
Xét theo đối tác đầu tư, có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Nhật Bản đứng thứ nhất với tổng vốn đầu tư 8,94 tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 8,18 tỷ USD. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,69 tỷ USD. Cũng từ đầu năm đến nay, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 16 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2016.
Tin cùng chuyên mục

Khởi công giai đoạn 2 dự án FLC Quảng Bình

Nhân rộng mô hình Khu Liên hiệp Công nghiệp và Đô thị Becamex

Đồng Nai: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 720.000 tỷ đồng

Nghiên cứu nhà máy điện gió trên biển Vũng Tàu

Hơn 141.000 tỷ đồng cam kết và ghi nhớ đầu tư vào Quảng Bình

Quảng Bình: Phê duyệt danh mục 62 dự án kêu gọi đầu tư với gần 95.000 tỷ đồng

TPHCM đề xuất 8 dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài

Chờ quyết định cơ chế phát triển điện gió, điện mặt trời

Nghệ An không phát triển thêm dự án thủy điện
