Vô vàn bí ẩn về chu trình tự chuyển tiếp giữa những ngôi sao

 Việt Nam vừa phối hợp với Trường Đại học Bordeaux (Pháp), Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học quốc tế có chủ đề “Chu trình của bụi và khí trong dải ngân hà - Từ những ngôi sao già đến những ngôi sao trẻ”. 
Các đại biểu, nhà khoa học giới trẻ đam mê khoa học ở Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo
Các đại biểu, nhà khoa học giới trẻ đam mê khoa học ở Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo
Từ ngày 9 đến 14-7, tại Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE - TP Quy Nhơn, Bình Định), Hội Khoa học gặp gỡ Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Bordeaux (Pháp), Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học quốc tế có chủ đề “Chu trình của bụi và khí trong dải ngân hà - Từ những ngôi sao già đến những ngôi sao trẻ”. Có trên 70 nhà khoa học (đến từ 20 quốc gia) tham gia trao đổi, trình bày những công trình nghiên cứu mới nhất.
GS Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Khoa học gặp gỡ Việt Nam, cho biết, hội thảo tập trung thảo luận những vấn đề lý hóa và tiến hóa của khí và bụi trong dải ngân hà; cập nhật những kiến thức căn bản nhất về khí và bụi trong lớp vỏ và vùng bao quanh sao AGB, siêu sao và tinh vân hành tinh cũng như những đám mây phân tử lạnh, khuếch tán khổng lồ sẽ được xem xét.
Theo bà Anne Dutrey (nhà khoa học về vật lý thiên văn, công tác tại Trường Đại học Bordeaux), các nhà khoa học tham dự hội thảo sẽ trình bày, thảo luận các vấn đề như: Nguồn gốc một số thành phần hình thành nên dải ngân hà; những nguyên tố, phân tử và hạt bụi hình thành nên hệ mặt trời, trái đất và con người trên trái đất; môi trường vật chất giữa các vì sao, vai trò của khí và bụi trong việc hình thành các ngôi sao mới và những hệ hành tinh trên các ngôi sao đó…
Trong số 70 nhà khoa học, có 8 người ở Việt Nam báo cáo về những công trình nghiên cứu của mình trong lĩnh vực này. Từ hội thảo, các nhà khoa học sẽ thông báo những kết quả nghiên cứu mới nhất về chu trình sao già tự giải phóng để hình thành nên những sao trẻ, nối tiếp. 
Trao đổi với PV Báo SGGP, TS Phạm Tuấn Anh, Phòng Vật lý thiên văn và vũ trụ (Trung tâm Vũ trụ Việt Nam) cho biết, gần đây với những tiến bộ mà các nước tiên tiến trên thế giới đang nắm trong tay, như kính thiên văn alma (Chile) là 1 trong những hệ tốt nhất thế giới bây giờ, có độ nhạy cao để phát hiện các phân tử phức tạp trên dải ngân hà, qua đó chúng ta có thể phân biệt được những vùng khác nhau ở trên trời, nghiên cứu phân tử, nguyên tử mới như thế nào đang nằm ở đâu, sự tiến hóa ra sao. 

Tin cùng chuyên mục