Việt Nam cần ưu tiên thu hút các nhà đầu tư bền vững

Chuyên gia khuyến cáo Việt Nam cần có những hành động và giải pháp mạnh mẽ, hiệu quả để nâng cao hơn nữa chất lượng của dòng vốn đầu tư nước ngoài, trong đó ưu tiên lựa chọn những nhà đầu tư có định hướng phát triển bền vững, hỗ trợ hạ tầng, công nghệ và bí quyết quản lý. 

Việt Nam – Điểm đến của dòng đầu tư khu vực 

Những kết quả tích cực trong cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19 đã giúp Việt Nam trở thành “ngôi sao đang lên” trong bản đồ kinh tế thế giới. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), kinh tế toàn cầu đang rơi vào thời kỳ suy thoái thời bình tồi tệ nhất trong một thế kỷ. Riêng Việt Nam được ví như “ốc đảo” khi có mức tăng trưởng GDP trong năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.

Bên cạnh việc đạt “mục tiêu kép”: vừa chống dịch vừa tăng trưởng kinh tế, Việt Nam vốn sở hữu nhiều yếu tố hấp dẫn dòng FDI như: quy mô dân số lớn và số người gia nhập tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, lực lượng lao động trẻ và có tính cơ động cao, chi phí lao động và giá thuê các khu công nghiệp thấp, vị trí địa lý đặc thù, môi trường chính trị và xã hội ổn định, kinh tế phát triển liên tục cùng với việc liên tiếp ký kết các hiệp định FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, EVIPA…

Nhiều tổ chức tài chính quốc tế đồng loạt nhận định, Việt Nam sẽ là “thỏi nam châm” hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong dài hạn, nhất là trong bối cảnh thế giới đang diễn ra làn sóng dịch chuyển đầu tư và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Số liệu từ Cục Đầu tư Nước ngoài cho thấy, tính đến 20-12-2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư ngoại đạt hơn 28,5 tỷ USD, bằng 75% so với cùng kỳ năm 2019. Trong năm qua, Việt Nam thu hút được nguồn vốn đầu tư từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có 7 thị trường có số vốn đầu tư trên một tỷ USD bao gồm Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông và Thái Lan.

“Hiện vẫn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tin tưởng và có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam. Xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì kết quả này tốt hơn nhiều quốc gia khác, thể hiện sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế”, báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài đánh giá.

Tính lũy kế đến ngày 20-12-2020, cả nước có 33.070 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 384 tỷ USD. Trước đây, nguồn vốn quốc tế được đưa vào nền kinh tế chủ yếu qua hình thức đầu tư xây mới. Nhưng những năm gần đây, hình thức góp vốn mua cổ phần (M&A) có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, năm 2017 đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần chiếm 17,2% tổng vốn đăng ký, năm 2018 chiếm 27,9%, năm 2019 chiếm 40,7% tổng vốn đăng ký.

Cần thiết phải chọn lọc nhà đầu tư bền vững 

Trong bối cảnh chuẩn bị chào đón dòng vốn khổng lồ từ các nước, các chuyên gia khuyến cáo Việt Nam cần có những hành động và giải pháp mạnh mẽ, hiệu quả để nâng cao hơn nữa chất lượng của dòng vốn đầu tư nước ngoài, trong đó ưu tiên lựa chọn những nhà đầu tư có định hướng phát triển bền vững, hỗ trợ hạ tầng, công nghệ và bí quyết quản lý. 

“Đã đến lúc không thể thu hút đầu tư bằng mọi giá mà cần có bộ tiêu chí chọn lọc nhà đầu tư”, PGS.TS Trần Hoàng Ngân – Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển TPHCM, Đại biểu Quốc hội nhận định.

Theo đó, một doanh nghiệp được cho là phát triển bền vững khi áp dụng các chiến lược và hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các bên liên quan ở hiện tại đồng thời bảo vệ, duy trì và tăng cường nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên sẽ cần trong tương lai.

Yếu tố đầu tiên để nhận ra những doanh nghiệp này là rất chú trọng đến việc lựa chọn và định hướng công nghệ, nhằm giảm sự tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên và luôn tính đến yếu tố trách nhiệm với nhân viên, cộng đồng và xã hội.

Điểm lại các dự án đầu tư qua hình thức M&A của các tập đoàn quốc tế tại Việt Nam, không khó để thấy những tác động tích cực mang tính bền vững mà khối ngoại mang lại cho nền công nghiệp còn non trẻ tại Việt Nam. 

Điển hình là Prime Group – doanh nghiệp sản xuất gạch lát nền được tập đoàn SCG (Thái Lan) đầu tư qua hình thức M&A từ năm 2013. SCG được biết đến là một doanh nghiệp kiểu mẫu về phát triển bền vững trong khu vực, 7 năm liền được bộ chỉ số DJSI (Dow Jones Sustainability Index) xếp hạng vàng, trong đó năm 2020 tập đoàn vừa vươn lên vị trí số 1 thế giới về Phát triển bền vững trong lĩnh vực xây dựng.

Tận dụng sức mạnh vốn và công nghệ trong lĩnh vực xây dựng từ tập đoàn mẹ, Prime Group đã liên tục đầu tư làm chủ các nhà máy thông minh 4.0 với nhiều công nghệ hiện đại, dây chuyền tự động hóa toàn diện từ chế biến nguyên liệu tạo hình, đến công nghệ sấy nung, công nghệ in kỹ thuật số...  

Đại diện Tập đoàn Prime vinh dự nhận giải thưởng Doanh nghiệp Tiêu biểu ASEAN 2020, nhờ nguồn lực và định hướng phát triển bền vững từ công ty mẹ SCG 

Đến nay, Prime Group đã trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực gạch ceramic trong nước lẫn khu vực ASEAN với hơn 4.400 lao động và 16 công ty thành viên. Hiện, công ty sở hữu 6 nhà máy sản xuất gạch, 4 nhà máy khai thác nguyên liệu phục vụ ngành gốm sứ và 3 nhà máy sản xuất ngói lợp, bình nước nóng, bao bì... Ngoài mạng lưới phân phối rộng khắp 63 tỉnh thành, tập đoàn xuất khẩu sang các quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines...

Hay trường hợp của Công ty VLXD Việt Nam với nhà máy xi măng Sông Gianh (Quảng Bình) công suất hơn 3 triệu tấn xi măng/năm cũng được tập đoàn SCG đầu tư qua hình thức M&A vào năm 2017, sau đó đổi tên thành công ty VLXD SCG Việt Nam. Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ nhằm giảm thiểu tối đa việc sử dụng nước và tiêu thụ năng lượng trong quá trình sản xuất, công ty còn không ngừng nâng cao công nghệ, tạo ra những sản phẩm chất lượng và thân thiện với môi trường. 

Đầu năm 2019, công ty lần đầu tiên sản xuất thành công sản phẩm SCG Super xi măng – sản phẩm ứng dụng công nghệ SCG Nano độc quyền của Tập đoàn SCG. Công nghệ này phát triển các phân tử xi măng ở mức độ nano nhằm tạo ra khả năng liên kết cực kỳ chặt chẽ, từ đó giảm thiểu số lượng lỗ rỗng tạo nên trong quá trình trộn bê tông. Cải tiến này tạo ra một chuẩn mực mới trong ngành xây dựng Việt Nam, giúp mang đến độ bền bỉ và chất lượng cho công trình đặc biệt dưới tác động của môi trường khắc nghiệt. 

Bên cạnh đó, với định hướng bền vững từ tập đoàn mẹ, công ty đã liên tục đưa ra những sáng kiến nhằm nâng tầm chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương nơi mình hoạt động. Trong đợt dịch bệnh Covid-19, SCG đã đóng góp hàng tỷ đồng, đồng thời chế tạo phòng áp lực dương giúp lực lượng tuyến đầu tại tỉnh Quảng Bình phòng, chống dịch bệnh. Gần đây nhất, SCG cũng trao tặng hàng trăm tấn xi măng cho chính quyền tỉnh để tái thiết các công trình công cộng sau bão lũ, bên cạnh các khoản cứu trợ bằng hiện vật và tiền mặt cho người dân. 

Quan tâm đến cộng đồng chính là giá trị mà SCG định hướng ở tất cả các doanh nghiệp thành viên 

Trong bối cảnh thế giới thay đổi nhanh chóng, các chuyên gia cho rằng hội nhập kinh tế cần song hành với phát triển xã hội một cách toàn diện và bền vững. Sắp tới, Chính phủ cũng sẽ có yêu cầu về tiêu chuẩn và chất lượng cao hơn trong lựa chọn nhà đầu tư nhằm giúp Việt Nam tận dụng cơ hội và bay cao hơn trong tương lai. 

Tin cùng chuyên mục