Ứng dụng DSA chữa bệnh mạch máu não hiếm gặp

Bệnh nhân đã từng được giải phẫu khối u nhưng kết quả không khả quan, các mạch máu não phía sau đầu bệnh nhân vẫn bị nghẽn. 3 năm sau kể từ khi giải phẫu, khối u đã trở lại, ngày một to hơn và đè lên trên các stent não của bệnh nhân này. 

 

Ứng dụng DSA đã góp phần to lớn trong việc điều trị bệnh liên quan đến mạch máu, thần kinh, đột quỵ, tim mạch
Ứng dụng DSA đã góp phần to lớn trong việc điều trị bệnh liên quan đến mạch máu, thần kinh, đột quỵ, tim mạch

Bệnh viện Quốc tế City vừa ứng dụng phương pháp chụp mạch máu não chẩn đoán DSA với kỹ thuật chụp mạch 3 chiều điều trị thành công cho một bệnh nhân mắc  u nguyên bào mạch máu não (Hemangioblastoma) hiếm gặp.

Bệnh nhân là chị N.T.K.T. nhập viện trong tình trạng thường xuyên không tỉnh táo, sinh hoạt chậm chạp, không tự di chuyển hoặc chăm sóc cơ thể được và không giao tiếp bình thường được. Bệnh nhân bị giãn não thất bên và não thất III do dị dạng mạch máu trong não thất IV. Não thất bình thường rất nhỏ, nhưng não thất cô này do dãn và chèn vào các vùng lân cận và tăng áp lực sọ nên đã gây ra các tình trạng trên.

Đồng thời các dịch tại đó bị thấm ra ngoài gây ngoài do não thất bị ứ nước. các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn để điều trị cho bệnh nhân. Trong quá trình chụp ảnh mạch máu chẩn đoán đã cùng lúc tiến hành phẫu thuật đặt VP shunt (dẫn nước não tuỷ từ não thất xuống phúc mạc ở ruột).

Theo bác sĩ Mahen - chuyên gia can thiệp nội mạch quốc tế đến từ Singapore, khối u này được nuôi dưỡng bởi rất nhiều mạch máu. Nếu chúng ta cố gắng cắt bỏ khối u mà không gây tắc các mạch máu này, bệnh nhân sẽ có nguy cơ xuất huyết dẫn đến tử vong.

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Can thiệp nội mạch của Bệnh viện Quốc tế City đã hội chẩn xem khả năng cắt đứt nguồn cung cấp máu cho khối u để có thể phẫu thuật một cách an toàn cho người bệnh. Cho nên, mục đích của chụp mạch máu não và chẩn đoán của trường hợp là để xác định rõ số lượng và vị trí các mạch máu nuôi dưỡng khối u. Bước đầu tiên là xác định vị trí khối u, kế đến đánh giá nguy cơ gây tắc nghẽn, sau khi xác định rằng có khả năng phẫu thuật thì mới tiến hành cắt bỏ. Vì vậy, điều cần thiết nhất là nắm rõ tất cả các nguồn máu nuôi dưỡng khối u.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân đã hồi phục dần, có thể tự ăn uống, giao tiếp bình thường và không có biến chứng.

Tin cùng chuyên mục