Ứng dụng CNTT trong hiện đại hóa hoạt động ngân hàng

Đối với ngành Ngân hàng Việt Nam, CNTT luôn là một trụ cột quan trọng trong chiến lược đổi mới và hiện đại hóa ngân hàng. Sau hơn 02 thập kỷ ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư phát triển và đẩy mạnh ứng dụng CNTT, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã xây dựng được một nền tảng hạ tầng kỹ thuật CNTT tương đối hiện đại và đồng bộ...

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) và xác định CNTT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng quốc gia.

Sau gần 16 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị khóa VIII, đến nay lĩnh vực CNTT đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại, đóng góp ngày càng lớn vào quá trình phát triển đất nước, đã góp phần quan trọng nâng cao năng suất lao động, cải thiện năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Ứng dụng CNTT trong hiện đại hóa hoạt động ngân hàng ảnh 1
Đối với ngành Ngân hàng Việt Nam, CNTT luôn là một trụ cột quan trọng trong chiến lược đổi mới và hiện đại hóa ngân hàng. Sau hơn 02 thập kỷ ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư phát triển và đẩy mạnh ứng dụng CNTT, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã xây dựng được một nền tảng hạ tầng kỹ thuật CNTT tương đối hiện đại và đồng bộ, kết nối liên hoàn hoạt động kinh doanh của các Tổ chức tín dụng (TCTD) với các hoạt động quản lý và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước (NHNN).
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn những tồn tại xuất phát từ nhiều nguyên nhân như (i) Những yếu kém về môi trường pháp lý là nền tảng cho việc áp dụng CNTT vào hoạt động của các TCTD; (ii) Những bất cập về mô hình tổ chức vận hành Trung tâm CNTT & sự thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn nhân lực có chất lượng cao được xem là hạt nhân có tính cốt lõi trong công tác hiện đại hóa hoạt động của các TCTD; (iii) Tình trạng “dậm chân tại chỗ” của việc đưa những ứng dụng CNTT vào hoạt động quản trị điều hành theo các chuẩn mực quốc tế.
Để giải quyết những tồn tại này, hơn lúc nào hết các TCTD cần xây dựng cho mình một lộ trình triển khai cụ thể cho từng giai đoạn, tập trung tối đa nguồn lực để triển khai từng bước các mục tiêu cụ thể đã được mô hình hóa như Biểu đồ bên trên.

Tin cùng chuyên mục