Tuân thủ luật pháp quốc tế trong giải quyết các tranh chấp biển Đông

Viện Nghiên cứu Hải dương Malaysia phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản và Cao ủy Australia tại Kuala Lumpur tổ chức hội nghị quốc tế về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với chủ đề “Cục diện địa chính trị hải dương mới” với sự tham dự của nhiều chuyên gia đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Australia, Mỹ, Singapore, Philippines, Indonesia, Malaysia…
Quang cảnh hội nghị quốc tế về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với chủ đề “Cục diện địa chính trị hải dương mới”
Quang cảnh hội nghị quốc tế về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với chủ đề “Cục diện địa chính trị hải dương mới”

Tại hội nghị, đại biểu nhiều nước đã bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây trên biển Đông; tái khẳng định tầm quan trọng của biển Đông cũng như việc tuân thủ luật pháp quốc tế trong giải quyết các tranh chấp biển Đông. Theo Tiến sĩ Tô Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam, trong số các vấn đề trên biển ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, các tranh chấp ở biển Đông đe dọa nghiêm trọng nhất tới hòa bình và an ninh khu vực. Nguyên nhân trước tiên là do tranh chấp biển Đông có nhiều bên tham gia nhất trong các tranh chấp biển trong khu vực. Trung Quốc là thành viên Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), nhưng lại từ chối tuân thủ nghĩa vụ pháp lý theo UNCLOS, thách thức giá trị của UNCLOS. Ngoài ra, an ninh biển Đông ảnh hưởng tới cả an ninh của Ấn Độ Dương lẫn Thái Bình Dương.

Trong trường hợp Bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (COC) được thông qua, đây sẽ là một bước tiến trong việc xây dựng lòng tin và thúc đẩy môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực, nhưng COC không nhằm giải quyết các tranh chấp ở biển Đông mà nhằm quy định cách thức ứng xử của các bên. Ông Tô Anh Tuấn nhấn mạnh các hành động đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chỉ làm tình hình thêm phức tạp, phải giải quyết tranh chấp biển Đông bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, có tính đến lợi ích chính đáng của các bên liên quan. 

Tin cùng chuyên mục