Từ túi ni lông thành… rừng

Không chỉ cấm các nhà bán lẻ cung cấp túi ni lông miễn phí cho khách hàng từ đầu tháng 4-2020, Nhật Bản đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm 25% lượng rác thải nhựa có thể phân hủy và đến năm 2035, tái chế hoặc tái sử dụng 100% các loại rác thải nhựa, bao gồm rác thải nhựa sinh hoạt và rác thải nhựa công nghiệp.
Người Nhật Bản sẽ phải tự mua túi ni lông để đựng đồ
Người Nhật Bản sẽ phải tự mua túi ni lông để đựng đồ


Trước đó, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Yoshiaki Harada cho biết bộ này muốn đệ trình dự luật liên quan tới lệnh cấm trên lên Quốc hội sớm nhất có thể để dự luật này có hiệu lực trước thời điểm Nhật Bản tổ chức Olympic và Paralympic năm 2020. Theo Bộ trưởng Harada, người mua hàng sẽ phải mua túi ni lông, với mức phí do các doanh nghiệp tự quyết định. Bộ Môi trường dự kiến sẽ yêu cầu các nhà bán lẻ sử dụng khoản thu từ việc tính phí túi ni lông để phục vụ các hoạt động chống ô nhiễm môi trường như trồng rừng và nâng cao nhận thức về ô nhiễm biển.

Hồi cuối tháng 5-2019, nội các Nhật Bản đã thông qua kế hoạch hành động nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa. Kế hoạch này bao gồm các biện pháp sẽ do chính phủ trung ương và chính quyền địa phương, các công ty và người dân thực hiện nhằm ngăn chặn rác thải nhựa đổ ra biển. Theo kế hoạch này, Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu sử dụng hiệu quả 100% các chai nhựa thông qua việc đặt các thùng rác tái chế chuyên dụng cạnh các máy bán hàng tự động. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng Nhật Bản sẽ tăng cường các cuộc tuần tra nhằm ngăn chặn việc đổ rác trái phép, thu hồi rác thải nhựa đã bị đổ ra biển.

Theo đó, chính quyền địa phương sẽ thu thập nhựa dạt lên bờ biển, còn các công ty đánh cá sẽ vớt rác thải nhựa trên biển. Chi phí cho việc xử lý loại rác này sẽ do chính quyền địa phương chi trả.

Tin cùng chuyên mục