Công trình trường Mầm non Nghĩa Thắng được xây dựng trên diện tích đất 5.100m2, với 2 tầng, 4 phòng học với diện tích sàn 567m2 cùng một số hạng mục phụ khác với kinh phí 4,9 tỷ đồng do UBND huyện Tư Nghĩa làm chủ đầu tư, được hoàn thành vào cuối năm 2018, dự kiến sẽ bắt đầu năm học 2018-2019.
Thế nhưng đến nay, công trình này vẫn “đóng cửa cài then”, nhiều người dân nơi đây đều mong muốn các em được đến học trường mới khang trang nhưng đến nay các cháu trong độ tuổi mầm non vẫn phải học ở trường cũ, cơ sở vật chất còn hạn chế.

Bà Nguyễn Thị Hường, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, cho biết: “Nhìn ngôi trường xây xong mà trẻ nhỏ vẫn học ở trường cũ, đi xa vất vả. Ai cũng muốn trường sớm đi vào hoạt động để các em được đi học gần nhà”.
Quan sát trường Mầm non Nghĩa Thắng, về cơ bản, các phòng học, công trình chính đã hoàn thành, tuy nhiên, ngoài khoảnh đất sân trường được bê tông, thì không có hệ thống cây xanh, sân chơi cho các cháu,...

Chia sẻ về điều này, ông Võ Sinh Quân - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thắng, nói: “Trường mầm non đã hoàn thành nhưng một số công trình như nhà hiệu bộ, sân chơi, trang thiết bị… mà quan trọng hơn là bếp ăn bán trú cho các cháu chưa được đầu tư nên trường không tiếp nhận trẻ”.
Ông Quân trăn trở, các phụ huynh cũng rất ngại nếu các em đến trường mà không có bếp ăn, nếu nấu từ điểm trường cũ mang sang thì rất xa, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trước thực trạng trên, UBND xã Nghĩa Thắng đã kiến nghị UBND huyện Tư Nghĩa đầu tư xây dựng bếp ăn bán trú.
Cũng theo ông Quân, mới đây, huyện đã chỉ đạo phòng GD-ĐT khảo sát báo cáo xem xét nguồn kinh phí từ Phòng Tài chính để hỗ trợ địa phương. Bếp ăn bán trú ước tính được xây dựng với kinh phí khoảng 500 triệu.
Tin cùng chuyên mục

Phát triển mô hình đại học tự chủ, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học

Hà Nội “điểm danh” các trường vi phạm khi thuê phương tiện đưa đón học sinh

Mua bảo hiểm tai nạn tặng sinh viên

Khó kiểm soát khi trường tự chủ việc in, cấp bằng

Vai trò người thầy trong sáng tạo nghệ thuật

200 suất học bổng tại Hungary

Khai giảng lớp Thạc sĩ Báo chí học tại Bình Dương

Tuyên dương “Học sinh 3 tốt” và “Học sinh 3 rèn luyện”

Tạo cơ chế xã hội hóa sách giáo khoa
