Trưng bày tranh khắc gỗ Việt Nam trong các tác phẩm văn chương

Chương trình trưng bày trên do Quán sách Mùa Thu tổ chức, diễn ra trong 2 ngày 12 và 13-12 tại Đường sách TPHCM. Độc giả được tìm hiểu và chiêm ngưỡng những bức tranh khắc gỗ từng gắn liền với nhiều tác phẩm văn chương nổi tiếng của Việt Nam giai đoạn trước năm 1945.
Trưng bày tranh khắc gỗ Việt Nam trong các tác phẩm văn chương

Trong dòng chảy của nghệ thuật, tranh khắc gỗ Việt Nam đã có những đóng góp không hề nhỏ để tạo nên một diện mạo đầy ấn tượng và nổi bật với những đặc trưng riêng của cái hồn dân tộc. Tranh khắc gỗ vừa là một loại hình nghệ thuật nhưng cũng vừa là phương tiện để truyền tải cảm xúc và mỹ cảm đương đại. Chính vì thế mà dòng tranh này mang một giá trị vô cùng lớn, đó chính là một chiếc cầu nối liền từ quá khứ đến hiện tại. Là một trong những dòng tranh được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ, đòi hỏi kỹ thuật cao và sự mỹ cảm lớn, nên rất nhiều tác phẩm văn chương Việt Nam giai đoạn năm 1945 trở về trước thường được các họa sĩ dùng tranh khắc gỗ để làm phụ bản minh họa như: Lều chõng (tranh của họa sĩ Huyến), Vang bóng một thời (tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung), Bức tranh quê (tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân) và Tập văn họa Kiều với 11 bức tranh khắc gỗ của các họa sĩ nổi tiếng đương thời.

Tin cùng chuyên mục