Kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9:

Triển lãm Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy Việt Nam

Ngày 1-9, triển lãm Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy: Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam đã khai mạc tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Hà Nội). Gần 200 tài liệu, hiện vật, hình ảnh được lựa chọn từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia III và một số tài liệu do gia đình họa sĩ Bùi Trang Chước, gia đình nhạc sĩ Văn Cao, Nhà lưu niệm Nguyễn Hữu Tiến và các cơ quan, cá nhân cung cấp, đã được giới thiệu tại triển lãm.
Các đại biểu tham quan triển lãm “Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy: Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam”
Các đại biểu tham quan triển lãm “Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy: Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam”

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những biểu tượng thể hiện chủ quyền và bản sắc của riêng mình. Gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy là những biểu tượng mang đậm dấu ấn lịch sử, chính trị, văn hóa dân tộc. Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy Việt Nam được coi là bộ 3 biểu tượng chính thức, thể hiện đầy đủ, súc tích về đất nước và con người Việt Nam, về cội nguồn, ý chí, về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam. Có thể không đồng thời xuất hiện trong cùng một sự kiện, song cả 3 biểu tượng luôn giữ những vị trí quan trọng trong từng sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội và ngoại giao của dân tộc.

Những điều này được khẳng định trong phần 4 của triển lãm mang tên Tự hào Việt Nam là Quốc kỳ - Cờ đỏ sao vàng: khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc Việt Nam; Quốc ca: Giai điệu thiêng liêng, tự hào; Quốc huy: Biểu tượng nhà nước Việt Nam, tự hào Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục