Trên 40% thiết bị IoT có khả năng bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng bảo mật

Hiện nay trên thế giới có khoảng 7 tỷ thiết bị kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT) và đến năm 2025 là khoảng 21 tỷ thiết bị. Việt Nam hiện có khoảng 350.000 thiết bị IoT, hầu hết là các thiết bị camera, router… Trong đó, có khoảng trên 40% thiết bị có khả năng bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng bảo mật gây mất ATTT. 

Ngày 22-11, tại TPHCM đã diễn ra Ngày An toàn thông tin (ATTT) Việt Nam năm 2018 với chủ đề “ATTT trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) và thiết bị thông minh” do Sở TT-TT TPHCM phối hợp Chi hội ATTT (VNISA) phía Nam tổ chức. 

Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có khoảng 7 tỷ thiết bị kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT) và đến năm 2025 là khoảng 21 tỷ thiết bị. Việt Nam hiện có khoảng 350.000 thiết bị IoT, hầu hết là các thiết bị camera, router… Trong đó, có khoảng trên 40% thiết bị có khả năng bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng bảo mật gây mất ATTT. 

Trên 40% thiết bị IoT có khả năng bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng bảo mật ảnh 1 Ảnh minh họa: machinedesign.com
Theo các chuyên gia, AI dần được ứng dụng ở khắp các lĩnh vực. Đang là một xu thế, nên an ninh mạng cũng không ngoại lệ, phải dựa vào AI để tăng cường công tác ATTT. Một cuộc tấn công mạng quy mô lớn đôi khi bắt đầu bằng những hành vi bình thường, chúng qua mặt được hệ thống tường lửa thông dụng.

Mặt khác, mạng lưới botnet (có các máy tính đã bị nhiễm virus và bị hacker điều khiển) đang dần trở nên thông minh và khó đoán định hơn. Đã xuất hiện những botnet biết tự tìm cách tấn công vào các thiết bị IoT và tự trao đổi với nhau thông qua giao thức riêng.

Một số chuyên gia dự đoán, năm 2019 có thể kỹ thuật này sẽ khá phổ biến phục vụ các cuộc tấn công mạng. Tuy nhiên, các hành vi tấn công có thể dự đoán được dựa trên những dữ liệu lớn mà hệ thống AI đã học được. 

Các chuyên gia cho rằng, ATTT và an ninh mạng luôn là một chủ đề nóng, được sự quan tâm của các cơ quan tổ chức doanh nghiệp và người dân. Tình hình tội phạm mạng ngày một trở nên nguy hiểm, tinh vi khó lường, các cuộc tấn công có chủ đích vẫn luôn luôn là nguy cơ lớn, đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên nâng cao cảnh giác sẵn sàng phòng chống và khắc phục nhanh chóng các sự cố; song song đó luôn nâng cao nhận thức đầu tư xây dựng nguồn lực nhằm đáp ứng yêu cầu ATTT.  

Tin cùng chuyên mục