Trẻ em Việt Nam lứa tuổi từ 12-13 có tỷ lệ hen suyễn cao nhất châu Á

Ngoài ra, tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở dân số 40 tuổi được thống kê chiếm 4,2% dân số, trong đó ở nam là 7,1% và nữ 1,9%

Chiều 21-9, tại Đà Nẵng, Cục quản lý khám chữa bệnh VN, Hội Hô hấp Việt Nam (VNRS) và Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam (VATLD) công bố chương trình "Vì một lá phổi khỏe" để đồng hành và cùng đạt được những mục tiêu của “Chương trình quốc gia về bệnh suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” do Bộ Y tế đề ra.

Trẻ em Việt Nam lứa tuổi từ 12-13 có tỷ lệ hen suyễn cao nhất châu Á ảnh 1 Chương trình nhằm nâng cao chất lượng quản lý bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đồng thời giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh một cách tốt nhất, góp phần làm giảm số ca mắc, tàn tật và tử vong
Tại buổi họp báo, GS. TS Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam cho biết: “Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở dân số 40 tuổi được thống kê chiếm 4,2% dân số, trong đó ở nam là 7,1% và nữ 1,9%.
Ngoài thuốc lá và nhiên liệu sinh học, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là bệnh lao phổi góp phần làm tăng các yếu tố nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Hiện nay trẻ em lứa tuổi từ 12-13 có tỷ lệ hen suyễn cao nhất châu Á, tỷ lệ mắc bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mức trung bình đến nặng ở bệnh nhân trên 35 tuổi cũng đang cao nhất khu vực và con số này đang có xu hướng gia tăng.
Chương trình "Vì một lá phổi khỏe" đóng vai trò như công tác tập trung vào bệnh nhân và nhắm đến mục tiêu tăng sự nhận thức và cung cấp điều trị cho các bệnh nhân suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”.

Tin cùng chuyên mục