Mục đích các lớp học nhằm giúp học viên nắm bắt kiến thức cơ bản về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tạo sản phẩm nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân đô thị.
Theo đó, mỗi lớp học kéo dài hơn một tháng, chương trình học kết hợp vừa lý thuyết và thực hành, giảng viên là những đơn vị, doanh nghiệp có thời gian hoạt động trong ngành nông nghiệp đạt hiệu quả cao như đại diện Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM, Công ty Kuji Greenhouse (đơn vị chuyên nghiệp về thiết kế, thi công lắp đặt nhà màng, vật tư nhà màng và các giải pháp trọn gói trong nhà màng tại Việt Nam), đại diện công ty Hợp Trí - đơn vị tư vấn, hỗ trợ thông tin, kỹ thuật về những sản phẩm tiến bộ phục vụ nông nghiệp.
Theo ông Lê Đình Chức, Trưởng trạm Trình diễn và dạy nghề nông nghiệp (Trung tâm Khuyến nông TPHCM), đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao là một trong những công tác mà ngành nông nghiệp TPHCM nói chung và trung tâm nói riêng chú trọng phát triển. Thông qua các lớp học, đã từng bước giúp nông dân cơ hội học tập, trau dồi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình học tập và thực hiện thực tế, để cùng nhau sản xuất, phát triển nâng cao tay nghề và thu nhập trong quá trình đô thị hóa hiện nay.
Tin cùng chuyên mục

Hoài Ân – Bình Định: Tìm hướng đi bền vững cho nông sản

Vận động nông dân xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ

Điều chỉnh dự án chăn nuôi bò ngàn tỷ ở Hà Tĩnh

Đa dạng công nghệ chế biến, bảo quản nông sản

Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định

Tìm cách giữ vùng mía nguyên liệu

Nông dân trồng lan và cây kiểng gặp gỡ trong Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu TPHCM

Nhọc nhằn tìm vị thế gạo Việt

Ngày 29-5, Thủ tướng sẽ đối thoại với nông dân
