Tranh luận sôi nổi về tên gọi Luật Hợp tác xã

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) nói: “Khi nội dung quy định về vũ khí, thì phải gọi là luật về vũ khí, chứ không thể gọi là luật về súng trường, cho dù súng trường chiếm đa số”. Nói cách khác, theo ông, tên gọi của luật nên là “Luật về các tổ chức kinh tế tập thể”.
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) phát biểu tại hội trường sáng 10-11. Ảnh: VIẾT CHUNG
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) phát biểu tại hội trường sáng 10-11. Ảnh: VIẾT CHUNG

Tán thành về việc sửa đổi Luật Hợp tác xã hiện hành để đáp ứng với nhu cầu thực tế, thúc đẩy phát triển đối với kinh tế tập thể, song chính tên gọi của đạo luật đã tạo nên cuộc tranh luận sôi nổi giữa các ĐBQH.

Tranh luận với nhiều ĐB phát biểu trước, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) nói: “Khi nội dung quy định về vũ khí, thì phải gọi là luật về vũ khí, chứ không thể gọi là luật về súng trường, cho dù súng trường chiếm đa số”. Nói cách khác, theo ông, tên gọi phải tương ứng với nội dung, đối tượng điều chỉnh, thế nên tên luật nên là “Luật về các tổ chức kinh tế tập thể” mới phù hợp.

ĐB Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương). Ảnh: VIẾT CHUNG

ĐB Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) chia sẻ một phần quan điểm của ĐB Trương Trọng Nghĩa. Theo bà Nguyễn Thị Việt Nga, nếu giữ nguyên tên gọi là Luật Hợp tác xã thì chưa hợp lý, vì luật còn chế định nhiều hình thức, mô hình khác của các tổ chức kinh tế hợp tác. Tuy nhiên, tên gọi “Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác” cũng chưa xác định chính xác và đầy đủ đối tượng điều chỉnh của luật. ĐB đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn tên gọi của luật, đảm bảo tính bao quát, chính xác và phù hợp.

ĐB Trần Thị Hiền (Hà Nam). Ảnh: VIẾT CHUNG

Phát biểu trước đó, ĐB Trần Thị Hiền (Hà Nam) đề nghị giữ tên gọi như hiện hành là Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Theo ĐB, dự thảo luật chủ yếu quy định về hợp tác xã, còn các thực thể khác quy định để xác lập tên gọi chứ không có nội dung chi tiết mang tính đặc thù gì nhiều, trong khi tên gọi Luật Hợp tác xã đã quen thuộc.

Tranh luận sôi nổi về tên gọi Luật Hợp tác xã ảnh 3 ĐB Vũ Tiến Lộc (Hà Nội). Anh: VIẾT CHUNG 

Cùng quan điểm với ĐB Hiền, ĐB Vũ Tiến Lộc (Hà Nội) quan tâm đến một số nội dung còn ý kiến khác nhau. “Tên gọi này đã bao trùm mọi chủ thể quy định ở trong Luật. Đây cũng là tên gọi đi vào lịch sử, trở thành một thương hiệu trong nền kinh tế Việt Nam, cần tiếp tục kế thừa, phát huy trong thời gian tới”, ĐB Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Vẫn theo ông Vũ Tiến Lộc, người có công đưa mô hình hợp tác xã về Việt Nam là Bác Hồ. Trong suốt sự nghiệp, Bác vẫn luôn quan tâm, phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp. Hợp tác xã cũng là mô hình thể hiện rõ nhất bản chất nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.

Về liên đoàn hợp tác xã, ĐB Lộc đề nghị chưa nên đưa vào Luật này. Mặc dù trên thế giới đã có hình thức này từ lâu, nhưng đối với Việt Nam thì vẫn cần thí điểm để nghiên cứu, đánh giá việc thành lập liên đoàn hợp tác xã theo ngành hàng.

Tin cùng chuyên mục