TPHCM kiến nghị tạm dừng đề án quy hoạch phát triển taxi ​

Số lượng xe 9 chỗ trở xuống tham gia kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng tại TPHCM tăng rất nhanh qua từng năm. Cụ thể, từ 177 xe (năm 2014) lên 1.877 xe (năm 2015), 17.360 xe (năm 2016) và 34.562 xe (năm 2017) làm cho công tác quản lý đối với loại hình xe ô tô 9 chỗ trở xuống gặp nhiều khó khăn và bất cập.

Chiều 31-5, Sở GTVT TPHCM cho biết, Sở kiến nghị Hội đồng thẩm định "Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe taxi trên địa bàn TP đến năm 2025" tạm dừng thẩm định dự án quy hoạch này. Nguyên nhân tạm dừng, theo Sở GTVT TP là do lượng xe tăng quá nhanh khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn và bất cập trong thời gian qua.

Theo Sở GTVT TP, số lượng đơn vị vận tải taxi từ năm 2010 đến nay càng ngày càng giảm từ 36 xuống còn 21 doanh nghiệp, số lượng xe giảm từ 12.654 xe xuống còn 9.605 xe.

Qua 3 tháng đầu năm 2018, số lượng đơn vị vận tải hoạt động taxi chỉ còn 16 đơn vị (5 đơn vị ngưng hoạt động gồm Công ty Savico, Công ty Hoàng Long, Công ty Tràm Thanh, Công ty Minh Đức Tân Phú, Công ty CP Sài Gòn Sân Bay), số lượng xe giảm còn khoảng 8.500 xe. 

Theo kết quả nghiên cứu "Quy hoạch vận tải hành khách công cộng bằng xe taxi trên địa bàn TP đến năm 2025" (đang trình thấm định) thì số lượng xe taxi đến năm 2020 là 14.464 xe, đến năm 2025 là 16.524 xe. Tuy nhiên, kể từ khi thực hiện thí điểm xe công nghệ của Bộ GTVT thì số lượng xe 9 chỗ trở xuống tham gia kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng tăng rất nhanh qua từng năm. Cụ thể từ 177 xe (năm 2014) lên 1.877 xe (năm 2015), 17.360 xe (năm 2016) và 34.562 xe (năm 2017) làm cho công tác quản lý đối với loại hình xe ô tô 9 chỗ trở xuống gặp nhiều khó khăn và bất cập.
TPHCM kiến nghị tạm dừng đề án quy hoạch phát triển taxi ​ ảnh 1 Số lượng xe 9 chỗ trở xuống tham gia kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng tại TPHCM tăng rất nhanh qua từng năm. Ảnh: PHẠM CAO MINH
Tính hết năm 2017, Sở GTVT TP cấp phù hiệu xe hợp đồng cho các xe từ 9 chỗ trở xuống là 34.562 xe cho 303 đơn vị vận tải. Đồng thời, lượng xe ô tô 9 chỗ trở xuống mang biển số tỉnh, thành phố khác không ngừng chuyển về TPHCM để tham gia hoạt động theo hình thức xe hợp đồng (tham gia ứng dụng phần mềm Grab, Uber...).

Để được cấp phù hiệu xe hợp đồng, các xe mang biển số tỉnh, thành phố khác hầu hết gia nhập vào công ty, HTX đã được Sở GTVT cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Đến nay, Sở GTVT đã cấp phù hiệu xe hợp đồng cho phương tiện 9 chỗ trở xuống mang biển số các tỉnh, thành phố khác là 4.207 xe chiếm 14,8% số lượng xe được cấp phù hiệu xe hợp đồng. 

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng chấp thuận triển khai thí điếm cho 4 doanh nghiệp hoạt động xe công nghệ. 

Cụ thể, Công ty TNHH Grab Taxi hiện nay sổ lượng phương tiện tham gia là 21.005 xe với 117 đơn vị kinh doanh vận tải hợp tác; Công ty TNHH Uber Việt Nam (4.143 xe); Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (377 xe) và toàn bộ xe taxi đang hoạt động của đơn vị; Công ty cồ phần Tập đoàn Mai Linh đang thử nghiệm trên 100 xe và xe taxi của đơn vị.

Dự án Quy hoạch taxi 2025 được UBND TPHCM phê duyệt từ tháng 6-2013 tại Quyết định số 2995/QĐ-UBND chỉ đề cập đến loại hình kinh doanh taxi truyền thống, chưa xem xét nội dung về hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe taxi, xe hợp đồng 9 chỗ trở xuống chở khách thông qua hợp đồng điện tử nên phạm vi quy hoạch của tư vấn cũng chỉ giới hạn với loại hình taxi truyền thống.

Mặc dù đơn vị tư vấn đã tiếp thu và chỉnh sửa các góp ý nhưng do thời gian kéo dài (tư vấn hoàn thành cuối năm 2014 và báo cáo cuối kỳ đầu năm 2015), một số nội dung về hiện trạng đã có sự thay đổi. 

Cụ thể, sự gia tăng đột biến về số lượng phương tiện kinh doanh vận tải theo hình thức hợp đồng điện tử, quản lý nhà nước về loại hình kinh doanh vận tải theo hình thức họp đồng điện tử còn lúng túng; thị phần taxi truyền thống bị thu hẹp. 

Vì vậy, UBND TP đã có Văn bản số 313/ƯBND-ĐT gửi Văn phòng Chính phủ về việc góp ý dự thảo thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Trong đó, đối với xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống là loại hình kinh doanh vận tải khách bằng xe taxi. 

Theo đó, có thể phân thành 3 loại tùy theo chức năng phục vụ và công cụ kết nối như taxi truyền thống (sử dụng hộp đèn, đồng hồ tính cước... như hiện nay), taxi công nghệ (sử dụng phần mềm để quản lý, điều hành, tính tiền thông qua hóa đơn điện tử...), taxi hoạt động theo thỏa thuận về giá cước (theo chuyến, giờ, ngày, tháng, năm).

Đồng thời, bổ sung thêm điều kiện cụ thể đối với từng loại hình để quản lý cho phù hợp.

Trong thời gian chờ Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10-9-2014 về kinh doanh và điều kiện doanh vận tải bằng xe ô tô, Sở GTVT TP kiến nghị Hội đồng thẩm định dự án Quy hoạch tạm dừng thẩm định dự án quy hoạch vận tải hành khách công cộng bằng xe taxi trên địa bàn TPHCM.

Tin cùng chuyên mục