Theo đó, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH-CN đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Tỏi Lý Sơn, UBND huyện Lý Sơn là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Quyết định này có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày ký.

Tỏi Lý Sơn mặc dù được công nhận nhãn hiệu tập thể, bảo hộ nhưng suốt nhiều năm qua, tỏi Lý Sơn vẫn bị mạo danh, đưa tỏi nơi khác về đảo Lý Sơn để bán với giá cao.
Việc công nhận chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn sẽ là điều kiện để cơ quan chức năng có căn cứ để bảo vệ quyền lợi, giải quyết tranh chấp thương mại, mạo danh tỏi Lý Sơn đang diễn ra trên thị trường.

Huyện đảo Lý Sơn có hơn 300ha diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu sản xuất hành, tỏi, đặc sản, thương hiệu đất đảo Lý Sơn. Mỗi năm đảo Lý Sơn cung ứng ra thị trường khoảng 2.000 tấn tỏi khô.
Do sự đặc biệt về thổ nhưỡng, bởi đất cát ở đảo Lý Sơn được hình thành, kiến tạo qua hàng ngàn năm từ dung nham phun của núi lửa và từ lòng biển. Chính vì vậy, tỏi Lý Sơn có hương vị riêng rất đặc trưng - nhất là có vị cay dịu chứ không cay nồng.
Tỏi Lý Sơn được trồng từ tháng 9 âm lịch đến tháng giêng năm sau.
Tin cùng chuyên mục

Sức mua tăng, ngành bán lẻ phục hồi

Làng nghề nước mắm truyền thống nguy cơ “treo lều”

Sản phẩm làm đẹp, thời trang, gia dụng được mua sắm nhiều nhất trên các sàn thương mại điện tử Việt Nam

Tăng cường đưa rau và gia vị Việt sang châu Âu

Giá vàng và chứng khoán đồng loạt tăng khi FED tăng lãi suất

Nhiều doanh nghiệp lớn tham dự Vietnam ETE & Enertec Expo 2022

Chiều nay 4-5, giá xăng tiếp tục tăng thêm

Gạo Việt Nam tăng tốc xuất khẩu sang ASEAN

Đa dạng sản phẩm cung ứng, Vinamilk “phủ” nhiều phân khúc tiêu dùng
