Tín hiệu xanh

Theo báo cáo mới nhất, hơn 50 thành phố hàng đầu thế giới sắp đạt mục tiêu cắt giảm khí thải để giữ nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 1,5°C và giải quyết những tác động tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng khí hậu. Kết quả có được nhờ các thành phố triển khai nhiều kế hoạch cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo Hiệp định Paris, như việc trồng cây hàng loạt ở Buenos Aires, Argentina; hay các mạng lưới giao thông công cộng mới ở Mexico City. 

Thông tin trên được báo cáo tại hội nghị về khí hậu Paris, Pháp ngày 11-12, đánh dấu kỷ niệm 5 năm ký kết Hiệp định khí hậu Paris.Thị trưởng Paris Anne Hidalgo, đồng thời là chủ tịch của các thành phố nhóm C40 (40 thành phố cam kết cắt giảm khí thải theo mục tiêu của Hiệp định Paris), cho biết, sau 5 năm, ông tự hào khi thấy rất nhiều thành phố từ khắp nơi trên thế giới khởi động kế hoạch giữ nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 1,5°C . Điều này đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực đẩy nhanh hành động vì khí hậu và thể hiện sự lãnh đạo đáng kinh ngạc từ các thành phố về vấn đề này.

Báo cáo của C40 tính toán rằng, việc thực hiện các kế hoạch của các thành phố sẽ ngăn chặn ít nhất 1,9 tấn khí nhà kính phát thải vào khí quyển trong giai đoạn 2020-2030, tương đương với 5 lần lượng phát thải hàng năm của Vương quốc Anh.

Ông Michael Doust, Giám đốc chương trình tại C40, cho biết đây là thời điểm quan trọng khi các thành phố có thể chứng minh những gì họ đã thực hiện trước Hội nghị thượng đỉnh khí hậu toàn cầu (COP26) vào năm tới ở Glasgow, Scotland. Theo ông, đây không chỉ hành động vì khí hậu mà còn là nỗ lực xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn sau đại dịch, từ cải thiện nhà ở và đảm bảo việc làm xanh đến giao thông công cộng sạch, giá cả phải chăng, cùng giải quyết bất bình đẳng.

Trong số các thành phố được đánh giá sẽ đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải có Houston, bang Texas, Mỹ. Là  trung tâm của các ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt của Mỹ nhưng Texas gần đạt mục tiêu xây dựng mới 800km đường dành cho xe đạp và thiết lập 50 công ty năng lượng xanh vào năm 2025, cũng như trồng 4,6 triệu cây xanh  trong 10 năm tới. Texas cũng có một chương trình chống lũ lụt quy mô lớn sau các cơn bão lớn, bao gồm việc biến một sân golf thành loạt ao hồ chứa nước. Hay như Rio de Janeiro, Brazil đang tăng gấp đôi độ che phủ của cây xanh trên các đường phố, quảng trường và công viên của thành phố, tái định cư những cư dân sống trong các khu vực có nguy cơ lũ lụt cao và đã cam kết sẽ không có khí thải carbon vào năm 2050. Rio de Janeiro cũng khuyến nghị sử dụng bê tông carbon thấp trong các dự án xây dựng và đang quy hoạch mạng lưới các làn xe đạp mới kết nối các khu dân cư với trung tâm. Thành phố Milan, Italy đã biến những vùng đất rộng lớn của thành phố thành nơi dành riêng cho người đi bộ và đi xe đạp. Kinh đô thời trang thế giới này cũng đang trồng thêm 220.000 cây xanh, giảm một nửa chất thải thực phẩm và cho biết nó sẽ trung hòa carbon vào năm 2050. 

Các nhà khoa học khẳng định: Để thực hiện các mục tiêu của thỏa thuận Paris, chúng ta phải thực hiện một sự phục hồi xanh và công bằng từ đại dịch Covid-19, tạo ra một nền kinh tế công bằng, cắt giảm khí thải và tạo ra việc làm.

Tin cùng chuyên mục