Tại phiên thảo luận, các nhà lãnh đạo tái khẳng định các cam kết đã đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh G20 đặc biệt về Covid-19 ngày 26-3 trong việc triển khai mọi biện pháp và nguồn lực cần thiết để bảo vệ mạng sống và sinh kế của người dân, phục hồi tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm; nhất trí bảo đảm vaccine và thuốc đặc trị Covid-19 được tiếp cận bình đẳng với chi phí phù hợp.

Các nhà lãnh đạo hoan nghênh các ngân hàng phát triển đa phương đã tăng cường hỗ trợ tài chính cho các nước để ứng phó dịch Covid-19; cam kết tiếp tục triển khai Sáng kiến hoãn, giảm nợ cho các nước đang phát triển (DSSI) trong năm 2021; nhấn mạnh vai trò của hệ thống thương mại đa phương trong thúc đẩy thương mại toàn cầu và phục hồi kinh tế; khẳng định ủng hộ chính trị nhằm thúc đẩy các cải cách cần thiết của WTO; tăng cường khả năng chống chịu của các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Lãnh đạo nhiều nền kinh tế cũng đề cập vai trò quan trọng của kinh tế số trong ứng phó dịch Covid-19; khẳng định vai trò quan trọng của kết nối và dòng dữ liệu tự do đi đôi với bảo đảm tin cậy trong phát triển kinh tế số.
Tham gia thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cần tăng cường phối hợp chính sách toàn cầu, đoàn kết hành động và đề cao hợp tác đa phương để đẩy lùi dịch Covid-19. Trong đó, Thủ tướng đánh giá cao những kết quả quan trọng trong phòng chống dịch Covid-19 của các nền kinh tế trong G20, nhất là thúc đẩy phối hợp chính sách vĩ mô trong phục hồi kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam trên cương vị là Chủ tịch ASEAN 2020 đã cùng các nước ASEAN và đối tác đề cao tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng”, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp ứng phó dịch Covid-19, phục hồi kinh tế, duy trì đà hợp tác xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025.
Để vượt qua đại dịch và phục hồi bền vững, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cần chủ động thích ứng trong giai đoạn bình thường mới, triển khai đồng bộ và hài hòa phục hồi kinh tế đi đôi với bảo đảm phòng chống dịch.
Về hợp tác y tế, Thủ tướng đề nghị các nước G20 xây dựng thỏa thuận sản xuất vaccine với các đối tác trên toàn cầu thông qua chuyển giao công nghệ cùng với bảo hộ sở hữu trí tuệ, qua đó đẩy nhanh quá trình sản xuất và phân phối vaccine ở quy mô lớn.
Về kinh tế, Thủ tướng khẳng định vai trò quan trọng của việc tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư qua biên giới, duy trì các chuỗi cung ứng, nhất là các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm, trang thiết bị y tế…; ủng hộ hội nhập, tham gia thương mại đa phương dựa trên luật lệ, tự do, mở, công bằng, minh bạch và bao trùm với WTO là trung tâm.
Thủ tướng đề nghị G20 tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong hình thành các khuôn khổ, thỏa thuận, quy tắc toàn cầu trong quản trị nền kinh tế số.
Tin cùng chuyên mục

TPHCM tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Thụy Sĩ

Đưa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hungary đi vào chiều sâu

Tăng cường hợp tác giữa TPHCM với các địa phương Trung Quốc

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản và Lãnh sự Danh dự Việt Nam tại Thụy Sĩ

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Hungary: Tích cực tham gia các diễn đàn nghị viện đa phương

Hợp tác Việt Nam - Campuchia: Mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước

Việt Nam luôn coi trọng, không ngừng củng cố và phát triển quan hệ với Australia

Hungary sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển với Việt Nam

Đội Công binh Việt Nam đã lập 2 đội cứu hộ khẩn cấp tại phái bộ Abyei
