Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành phương án không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và không chuyển một số hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chỉ sang giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự.

Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cũng giải thích thêm rằng, Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA cũng không yêu cầu hạn chế việc áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật của quốc gia thành viên mà thậm chí còn yêu cầu tăng cường các biện pháp xử lý bằng chế tài hình sự đối với một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Vẫn theo ông Hoàng Thanh Tùng, trong số các vấn đề cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu vừa bảo đảm sự tôn nghiêm của các biểu tượng quốc gia này trong đời sống xã hội, vừa bảo đảm quyền thụ hưởng của người dân.
Do đó, dự thảo luật đã bổ sung quy định: “Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca”.
Về hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, bên cạnh các khu vực sản xuất quy mô lớn về cây trồng ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long thì vẫn còn nhiều diện tích canh tác thuộc các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa hình thành sản xuất quy mô lớn, tập trung. Việc quy định giới hạn nông dân giữ giống cây trồng chưa được tổng kết, đánh giá tác động kỹ lưỡng trên phạm vi, quy mô cả nước, có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, việc bảo đảm an ninh lương thực và đời sống của nông dân. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ nội dung này như luật hiện hành.
Tin cùng chuyên mục

Tăng cường hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào

Về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM: Cần hướng tiếp cận mới

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ các nước đến trình Quốc thư

Đồng chí Trần Kim Yến được công nhận giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM

Ông Hồ Xuân Lâm nhận công tác tại Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị TPHCM

Tăng cường quan hệ hợp tác TPHCM - Belarus

Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền đô thị

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại tướng Hun Manet, Phó Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia

Công tác kỹ thuật hải quân góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
