Tiếp tục giám sát chặt Formosa và ổn định đời sống ngư dân

Ngày 17-5 tại thành phố Đông Hà (Quảng Trị) Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng chủ trì Hội nghị Tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo về các giải pháp để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung sau sự cố môi trường biển.

Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo để ổn định đời sống sản xuất, kinh doanh cho người dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển do Formosa gây ra được tổ chức tại Đông Hà, Quảng Trị.
Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo để ổn định đời sống sản xuất, kinh doanh cho người dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển do Formosa gây ra được tổ chức tại Đông Hà, Quảng Trị.

Tham dự Hội nghị quan trọng này có Bộ trưởng các Bộ: NN&PTNT, TN&MT, KH&ĐT, Bộ TT&TT, Bộ Y tế, Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cùng lãnh đạo các ban, bộ ngành Trung ương và 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên – Huế.

An sinh tích cực sau 2 năm sự cố

Sự cố môi trường biển xảy ra  từ tháng 4-2016 tại 4 tỉnh miền Trung gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là hết sức nghiêm trọng, gây thiệt hại về môi trường, hệ sinh thái biển và nguồn lợi hải sản, ảnh hưởng trực rất lớn tới sản xuất, kinh doanh đời sống khoảng 510.000 người thuộc 130.000 hộ dân ở 730 thôn, xóm tại 146 xã, phường, thị trấn trong 22 huyện ven biển của 4 tỉnh miền Trung.

Ngay sau khi sự cố môi trường biển xảy ra, cùng với sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo các bộ ngành Trung ương, các địa phương quyết liệt, đồng bộ vào cuộc để sớm tìm nguyên nhân xảy ra sự cố, đồng thời ban hành một số chính sách cấp bách hỗ trợ người dân ổn định đời sống; chỉ đạo khôi phục sản xuất, môi trường.

Tiếp tục giám sát chặt Formosa và ổn định đời sống ngư dân ảnh 1  
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề xuất, đến nay sau 2 năm đã giải quyết cơ bản các tình hình an sinh, chính trị xã hội, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cho phép kết thúc hoạt động của Ban chỉ đạo xử lý sự cố môi trường biển và giao nhiệm vụ cho các bộ ngành và địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện các nội dung còn lại của quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 6-1-2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ đạo và giao Chủ tịch UBND các tỉnh tập trung, khẩn trương hoàn thành dứt điểm việc chi trả tiền hỗ trợ, bồi thường cho các đối tượng bị thiệt hại, thực hiện các chính sách về an sinh xã hội và tập trung triển khai thực hiện dự án về đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá phục vụ người dân vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, các sự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản, các dự án quan trắc và cảnh báo môi trường tại 4 tỉnh miền Trung.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, nhận thức rõ bảo vệ môi trường là cốt lõi, không đánh đổi môi trường với bất cứ giá nào. Công tác bảo vệ môi trường cần được coi là nhiệm vụ chính trị hàng đầu ở các cấp chính quyền, cần quan tâm đúng mức, xem xét vấn đề môi trường từ khi lựa chọn các dự án đầu tư và trong quá trình thực hiện.Đến nay sau 2 năm tích cực triển khai các biện pháp khắc phục nhìn chung tình hình chất lượng nước biển, môi trường biển đã được khôi phục, hoạt động khai thác, nuôi trồng, kinh doanh thủy sản, sản xuất muối, các khu du lịch biển, bãi tắm của 4 tỉnh miền Trung đã hoạt động trở lại bình thường, người tiêu dùng đã yên tâm tiêu thụ các sản phẩm hải sản; hệ sinh thái biển, nguồn lợi thủy sản bị tổn thương đã bước đầu phục hồi; tình hình an ninh trật tự xã hội ổn định. Ngoài ra, công tác bồi thường thiệt hại đã cơ bản hoàn thành, công tác an sinh xã hội, phát triển sản xuất kinh doanh đang được triển khai tích cực.

Tăng trưởng sản xuất kinh tế biển

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho biết, Bộ đã điều động tàu kiểm ngư phối hợp với 4 tỉnh tăng cường tuần tra, giám sát và vận động ngư dân không sử dụng các nghề khai thác hải sản tầng đáy ở vùng biển 20 hải lý trở vào từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản tầng đáy và đặc biệt là hệ sinh thái thủy sinh vừa mới bị tổn thương cũng như khu vực có thủy sinh còn non.

Nguồn lợi thủy sản đã phục hồi nhiều loại cá nổi như cá cơm, cá nục, cá khoai, ruốc…Người dân tích cực bám biển sản xuất các nghề khai thác cá nổi, từng bước chuyển các nghề khai thác tầng đáy như lồng bẫy, lưới rê đáy sang khai thác ở vùng biển xa bờ như rê khơi, vây, chụp mực, câu vàng. Số lượng tàu khai thác trên biển đã tăng trở lại.

Tiếp tục giám sát chặt Formosa và ổn định đời sống ngư dân ảnh 2 Các đại biểu tham gia hội nghị

Tiếp tục giám sát và khắc phục lỗi vi phạm của Formosa


Hội nghị khẳng định, Bộ TNMT đã thành lập Hội đồng giám sát và Tổ giám sát trực tiếp tại Hà Tĩnh về việc khắc phục hậu quả do sự cố môi trường biển và cam kết thực hiện của Formosa.
Đến nay Formosa đã khắc phục 52.53 lỗi vi hạm và cam keeys không để tái diễn sự cố môi trường. Đối với việc thay đổi phương pháp làm nguội than cốc từ ướt sang khô, Formosa đã hoàn thành đánh giá kỹ thuật và lựa chọn công nghệ làm nguội cốc khô.
Tính đến ngày 10-1-2018 đã hoàn thành 31,6% công việc. Dự kiến đến tháng 3-2019 Formosa sẽ hoàn thành hệ thống CDQ số 1 và tháng 6-2019 sẽ hoàn thành hệ thống CDQ số 2 theo lộ trình cam kết với Chính phủ Việt Nam.
Khi chất lượng nước biển được công bố an toàn, người dân đã tích cực cải tạo ao đầm, đầu tư nuôi trồng thủy sản. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2017 của 4 tỉnh đạt 46,9 nghìn tấn, tang 1,4% so với năm 2016. Với sản xuất muối, diêm dân đã dành tiền bồi thường thiệt hại để tu sửa cải tạo cơ sở vật chất hạ tầng sản xuất mối, sản lượng và giá muối đều tăng, đời sống của diêm dân được ổn định, nâng cao.
Cùng đó, ngân hàng Nhà nước đã cho vay 208,93 tỷ đồng để thu mua tạm trữ 7.302 tấn hải sản theo quyết định số 772/QĐ-TTg, các khách hàng mua tạm trữ đều trả được hết nợ vay.
Ngoài ra cho vay mới đối với 5.624 khách hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh với số tiền 627,7 tỷ đồng, ngân hàng chính sách khoanh nợ cho 34 khách hàng.
Đồng thời đã cấp 80,6 tỷ đồng để mua hỗ trợ 237.781 thẻ bảo hiểm y tế, Chính phủ tạm cấp 175,718 tỷ đồng hỗ trợ học phí cho trẻ em học mầm non, học sinh phổ thông và sinh viên đại học trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2018.
Tiếp tục giám sát chặt Formosa và ổn định đời sống ngư dân ảnh 3 Ngư dân Quảng Bình đã trở lại đánh bắt bình thường

Bộ LĐTBXH đã chỉ đạo đưa lao động 4 tỉnh miền Trung đi lao động nước ngoài như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... vào các nghề thuyền viên tàu cá, sản xuất chế tạo trong ngành công nghiệp, công việc dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các trung tâm dưỡng lão và hộ gia đình. Đến 31-1-2018 đã đưa 32.231 người đi lao động thuộc 4 tỉnh miền Trung.

Quỹ quốc gia về việc làm cũng đã cho 2.384 dự án vay vốn tạo công ăn việc làm cho 3.279 người lao động.

Tin cùng chuyên mục