Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân, tại ĐBSCL đã có 120/449 nhà máy chế biến dừng hoạt động; các nhà máy đang sản xuất thì công suất chỉ còn đạt khoảng 30%-40% do thiếu lượng lớn nhân lực, có nguy cơ thiếu đơn hàng theo hợp đồng, bị phạt; những nhà máy “3 tại chỗ” chịu áp lực lớn về chi phí tăng.
Bên cạnh đó, 25 cảng cá phải dừng hoạt động trong tháng 8. Đến ngày 1-9, có 8 cảng được hoạt động trở lại, nhưng vẫn còn 17 cảng tiếp tục dừng hoạt động. Số lượt tàu vào cảng để bốc dỡ thủy sản tại các cảng giảm 59.670 lượt tàu, tương đương 334.000 tấn sản phẩm. Do thủy sản khai thác khó bán nên giá giảm 15%-20% so với cùng kỳ.
Tại hội nghị, đại diện một số địa phương đề nghị Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương cần có giải pháp bình ổn nguồn thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ người nuôi.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho hay, mục tiêu trong các tháng còn lại của năm nay cần đạt 2,9 triệu tấn thủy sản, hướng đến tổng sản lượng cả năm là 8,6 triệu tấn, nên quan trọng nhất hiện nay là phải đảm bảo được nguồn cung cho tiêu dùng và xuất khẩu, bên cạnh đó tiếp tục phải giải quyết khâu tiêu thụ hơn 1 triệu tấn sản phẩm còn tồn đọng.
Bộ NN-PTNT đã có văn bản kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và các địa phương về từng giải pháp cụ thể, đề nghị cùng chung tay tháo gỡ.
Tin cùng chuyên mục

Bạc Liêu: Phấn đấu đến năm 2025 xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỷ USD

Đồng Tháp: Thành lập Hội ngành hàng sen

UBND TPHCM chỉ đạo khẩn “giải cứu” 29 doanh nghiệp bất động sản

Sức mua tăng, ngành bán lẻ phục hồi

Xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm

Trồng lúa hữu cơ mở ra hướng canh tác bền vững cho nông dân Quảng Trị

Hàng tiêu dùng tăng giá, siêu thị cam kết bình ổn

Thị trường chứng khoán: Tiềm năng trong dài hạn

Tăng cường thanh tra thuế thương mại điện tử
