Thức ăn nhân tạo cho động vật

Peter Rowe, giám đốc điều hành của Công ty Công nghệ sinh học Deep Branch (Anh) cho biết đang nghiên cứu thức ăn lấy từ một loại protein nhân tạo để nuôi động vật, cố gắng giảm lượng khí thải CO2 trong sản xuất thức ăn chăn nuôi thông thường.
Sản xuất và vận chuyển thức ăn cho ngành chăn nuôi cũng làm tăng lượng khí thải CO2
Sản xuất và vận chuyển thức ăn cho ngành chăn nuôi cũng làm tăng lượng khí thải CO2

Theo ông Rowe, nếu bạn sản xuất đậu nành, là nguồn protein chính để nuôi gà, hoặc nếu bạn sản xuất bột cá, là nguồn protein chính cho cá hồi, thì cả hai đều được thực hiện phần lớn ở Nam Mỹ. Để làm bột cá, cá cơm được đánh bắt ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Peru và Chile, sau đó được chế biến và vận chuyển khắp thế giới. Tương tự, các đồn điền trồng đậu nành ở Brazil hoặc Argentina có thể liên quan đến việc phát quang rừng và đòi hỏi lượng lớn phân bón, sử dụng nhiều máy móc nông nghiệp. Quá trình vận chuyển đường dài tạo thêm một lượng lớn khí thải CO2.

Trong khi đó, thức ăn cho động vật dựa trên các protein đơn bào (SCP), được tạo ra thông qua quá trình lên men vi sinh vật hoặc tảo. Các nhà máy có thể được đặt ở bất cứ nơi nào có sẵn nguồn cung cấp vi sinh vật như metal, etanol, đường, khí sinh học hoặc thậm chí là gỗ.

Thông qua dự án mang tên React-First, Deep Branch đã nhận được 3 triệu bảng Anh tài trợ từ tổ chức Innovate UK. Hiện Deep Branch đang sản xuất một loại thức ăn giàu protein gọi là Proton. Quá trình này dựa trên quy trình lên men độc quyền, trong đó vi khuẩn được cung cấp khí CO2, cùng với khí hydro (được sản xuất bằng máy điện phân) và nước. Sau đó, chúng tạo ra chất thải protein proton dùng làm thức ăn cho động vật. Thách thức lớn nhất đối với bất kỳ nhà sản xuất SCP nào là chi phí đầu tư rất lớn.

Tin cùng chuyên mục