Thừa Thiên - Huế: Hình thành xã hội số và kinh tế số làm động lực phát triển

Để thực hiện mục tiêu tổng quát Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12-11-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên – Huế khóa XVI về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh này vừa ban hành Chương trình hành động để thực hiện. Qua đó, hoàn chỉnh mô hình chính quyền số đến năm 2025, hình thành xã hội số và phát triển kinh tế số làm động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới.

Chương trình hành động thực hiện chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên - Huế định hướng nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cụ thể đối với nhiệm vụ hoàn thiện thể chế về chuyển đổi số, bám sát các văn bản của Trung ương, Bộ TT-TT, cụ thể hóa tại địa phương đảm bảo nguyên tắc kịp thời, rõ ràng, phù hợp với thực tiễn và phát huy các thế mạnh của tỉnh đã sẵn có. Đồng thời, ban hành các quy trình, quy chuẩn, tiêu chí làm cơ sở để xác định rõ trách nhiệm, phương thức triển khai, cơ sở đánh giá chất lượng hiệu quả công tác chuyển đổi số đến tận ngành, địa phương; các chính sách, cơ chế khuyến khích phát triển doanh nghiệp số, chuyển đổi số trong doanh nghiệp và nguồn nhân lực số.

Thừa Thiên - Huế: Hình thành xã hội số và kinh tế số làm động lực phát triển ảnh 1 UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Viettel vừa ký kết hợp tác triển khai chuyển đổi số toàn diện tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021- 2025

Trong đó, đối với nhiệm vụ nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, nâng cao nhận thức, xác định vai trò người đứng đầu đơn vị quyết định thành công cho công cuộc chuyển đổi số, trực tiếp chỉ đạo và điều hành toàn diện nhiệm vụ chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, địa phương.

Tập trung các giải pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức cơ quan nhà nước trong chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số. Xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về kế hoạch và kết quả thực hiện chuyển đổi số của các ngành, địa phương trên Cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị.

Triển khai cách giải pháp nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tham gia cung cấp dịch vụ số cho người dân, xã hội, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp số, kinh tế số…

Đối với nhiệm vụ phát triển hạ tầng đủ năng lực triển khai chuyển đổi số sẽ tập trung vào 2 nhiệm vụ chính: Hạ tầng Chính quyền số và Hạ tầng xã hội số, kinh tế số.

Đối với nhiệm vụ hoàn thiện chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số trong việc triển khai 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện mức độ 4. Triển khai 100% quy trình xử lý và kết quả dịch vụ hành chính công được thực hiện trên môi trường số và số hóa.

Đảm bảo tính liên kết và kế thừa dữ liệu đã số hóa có liên quan phục vụ xử lý các hồ sơ. Nâng cao chất lượng cơ chế thúc đẩy dịch vụ công như dịch vụ bưu chính công ích, thanh toán không dùng tiền mặt. Tái cấu trúc các hệ thống thông tin điều hành phục vụ phát triển chính quyền số như hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc, các phần mềm dùng chung. Ưu tiên trước hết là tái cấu trúc các hệ thống thông tin quản lý phục vụ dùng chung toàn tỉnh có mục tiêu cụ thể như hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức; hệ thống quản lý đất đai, hệ thống thông tin quản lý của các ngành.

Đổi mới phương thức làm việc, đánh giá kết quả thực thi công vụ trong đó quy trình số là bắt buộc, báo cáo số là hình thức phổ biến, dữ liệu số là tài liệu kiểm chứng phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá kết quả công việc. Áp dụng phổ biến phương thức chữ ký số trong quá trình chuyển đổi số.

Đối với nhiệm vụ triển khai chiến lược hình thành dữ liệu số, chuẩn hóa quy trình số và sẵn sàng cung cấp dữ liệu số, sẽ thực hiện chuẩn hóa hệ thống các dữ liệu dùng chung theo hướng phân công rõ trách nhiệm của ngành chủ trì và dữ liệu được lưu trữ tập trung ngay từ đầu tại hạ tầng dùng chung của tỉnh và chia sẻ cho các hệ thống thông tin khác và dữ liệu quốc gia thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ của tỉnh (LGSP).

Dữ liệu chuyên ngành của các sở, ban, ngành được số hóa, chuyển đổi có cấu trúc theo danh mục dữ liệu cấp tỉnh được Bộ TT-TT ban hành kết hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành theo quan điểm số hóa dữ liệu đi trước, có trước làm cơ sở để quyết định có các nội dung tiếp theo trong quy trình chuyển đổi số. Thay đổi phương thức điều tra, khảo sát xã hội theo hướng dữ liệu số đi trước. Tất cả các hoạt động điều tra, khảo sát số liệu đều thực hiện bằng hình thức eForm (biểu mẫu điện tử) và dữ liệu số thông qua hệ thống dùng chung của tỉnh…

Thừa Thiên - Huế: Hình thành xã hội số và kinh tế số làm động lực phát triển ảnh 2 Tiếp công dân tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên - Huế

Đối với nhiệm vụ thúc đẩy phát triển xã hội số, kinh tế số, sẽ thực hiện nâng cấp nền tảng Hue-S theo hướng cung cấp toàn diện các dịch vụ số của cơ quan nhà nước cho doanh nghiệp và người dân; Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tích hợp dịch vụ số cho người dân, xã hội nhằm thúc đẩy hình thành xã hội số; Các tiện tích mua sắm thanh toán hàng hóa, dịch vụ thanh toán trực tuyến để thúc đẩy phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh.

Hoàn thiện các giải pháp kết nối hỗ trợ trong công tác phòng chống thiên tai, bão lụt và dịch bệnh. Tập trung nguồn lực xây dựng phát triển Khu công nghệ thông tin tập trung để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp số, nhân lực số. Xây dựng, ban hành các chính sách thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp số tạo động lực phát triển các sản phẩm, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số. Triển khai có hiệu quả các chương trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhằm tối ưu hoạt động doanh nghiệp, đa dạng hóa về dịch vụ số được cung cấp từ các doanh nghiệp. Đẩy mạnh phát triển, tích hợp triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt triển khai các giải pháp Mobile Money cho các đối tượng khó tiếp cận công nghệ, vùng xa, vùng sâu. Sớm hình thành phương thức và văn hóa tiêu dùng mới trong xã hội. Triển khai sàn thương mại điện tử theo hướng khai thác sử dụng nền tảng công nghệ quốc gia được công bố trong đó chú trọng đến hai sàn thương mại điện tử là “Voso.vn” và “Postmart.vn”. Tạo điều kiện phát triển mạnh dịch vụ Bưu chính số trong logistics và thương mại điện tử...

Đối với nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực số, các cơ quan, đơn vị, địa phương chú trọng và đảm bảo mục tiêu 100% cơ quan, đơn vị, địa phương có bố trí nhân lực chuyên trách chuyển đổi số, an toàn thông tin. Thường xuyên quan tâm đào tạo, nâng cao năng lực và kỹ năng cho đội ngũ nhân sự này. Đại học Huế, các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo phối kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, cơ quan nhà nước đổi mới, đa dạng và linh động triển khai các chương trình phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển các doanh nghiệp số, chuyển đổi số của doanh nghiệp, phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. Xây dựng các chính sách, chương trình đãi ngộ để thu hút các chuyên gia, nhân sự cao cấp tham gia vào hoạt động chuyển đổi số của tỉnh. Xây dựng kế hoạch đưa chương trình chuyển đổi số vào đào tạo về kiến thức, kỹ năng số cho học sinh các cấp học...
Thừa Thiên - Huế: Hình thành xã hội số và kinh tế số làm động lực phát triển ảnh 3 Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên - Huế không ngừng nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân

Thừa Thiên – Huế đứng đầu toàn quốc về Chỉ số PAPI

Sáng 10-5, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2021, do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam chủ trì tổ chức. Tăng 9 bậc so với năm 2020, Thừa Thiên - Huế vươn lên đứng đầu toàn quốc trong bảng xếp hạng. Đây là chỉ số phản ánh đánh giá về hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước và cung ứng dịch vụ công của các cấp chính quyền của 15.833 người dân được chọn ngẫu nhiên từ nhóm dân số Việt Nam từ 18 tuổi trở lên với đặc điểm nhân khẩu đa dạng. Chỉ số PAPI là công cụ để người dân tham gia giám sát hiệu quả của chính quyền trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở.

Theo đó, năm 2021, điểm tổng hợp chỉ số PAPI của Thừa Thiên - Huế đạt 48.059 điểm. Cả 8 chỉ số thành phần của tỉnh Thừa Thiên Huế đều nằm trong nhóm cao nhất toàn quốc, trong đó chỉ số Cung ứng dịch vụ công có số điểm cao nhất toàn quốc với 8.464 điểm, chỉ số này thể hiện việc chia sẻ trải nghiệm của người dân về mức độ thuận tiện khi sử dụng cung ứng dịch vụ công, chất lượng và mức độ sẵn có của các dịch vụ công căn bản từ cấp xã, cấp huyện đến cấp tỉnh tiếp tục được duy trì.

Ông Trần Hữu Thùy Giang, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số PAPI qua từng năm, với mục tiêu hướng tới nhằm cải thiện hiệu quả phục vụ nhân dân của chính quyền địa phương, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các tổ chức công; tạo cơ hội cho người dân tham gia đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền, vận động chính quyền cải thiện cung cách phục vụ nhân dân và thúc đẩy việc tự đánh giá để đổi mới, tạo tập quán cạnh tranh lành mạnh và văn hóa học hỏi kinh nghiệm giữa các chính quyền địa phương. Tỉnh cũng đã tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao điểm cả tám nội dung đánh giá của PAPI, nâng điểm 8 chỉ số năm 2021 cao hơn năm 2020. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong nỗ lực nâng điểm Chỉ số PAPI của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục