Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì triển khai Chương trình hành động về phát triển vùng Đông Nam bộ

Hội nghị dự kiến diễn ra ngày 26-11 tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
Trụ sở UBND TPHCM, một trong những tác phẩm nhiếp ảnh tham gia triển lãm
Trụ sở UBND TPHCM, một trong những tác phẩm nhiếp ảnh tham gia triển lãm

Chiều 21-11, tại cuộc họp báo về Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7-10-2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương cho biết, hội nghị dự kiến diễn ra ngày 26-11-2022 tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, với chủ đề “Tư duy mới - Đột phá mới - Giá trị mới”, hội nghị sẽ do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì. Dự kiến, 500 đại biểu là lãnh đạo các bộ ngành, địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước… sẽ tham dự hội nghị.

Bên cạnh đó, triển lãm ảnh nghệ thuật “Đông Nam bộ đột phá mới - Tầm cao mới” và gian hàng trưng bày các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương trong Vùng cũng sẽ được tổ chức trong hai ngày 25 và 26-11, nhằm giới thiệu vẻ đẹp hiện đại, năng động, sáng tạo của vùng đất và con người vùng Đông Nam bộ, khắc họa những thế mạnh về dịch vụ, công nghiệp, du lịch của tỉnh, thành phố trong vùng, những nét đẹp tiêu biểu trong đời sống văn hóa, tinh thần, đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc của đồng bào vùng Đông Nam bộ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì triển khai Chương trình hành động về phát triển vùng Đông Nam bộ ảnh 1 Bến Nhà Rồng với Bảo tàng TPHCM

Hội nghị là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của vùng Đông Nam bộ, mở ra “cơ hội mới” cho vùng đất năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển của cả nước.

Đông Nam bộ hiện là vùng có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, năng động với số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước, là địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất, chiếm 41,1% tổng vốn FDI. Trong đó, TPHCM trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo của vùng và cả nước.

Lễ hội Tết Nguyên tiêu (TPHCM)

Tuy nhiên, vùng Đông Nam bộ còn nhiều khó khăn, thách thức lớn; phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại và thấp hơn cả nước; đóng góp vào tổng thu ngân sách nhà nước giảm, tốc độ tăng năng suất lao động thấp, công tác quy hoạch và triển khai thực hiện các quy hoạch còn chậm.

Mạng lưới kết cấu hạ tầng cấp vùng, liên vùng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và liên vùng còn thiếu, yếu, chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức lan tỏa của vùng.

Tin cùng chuyên mục