Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh, Đà Nẵng có nhiều tiềm năng, lợi thế với những điểm nổi trội, khác biệt mà không địa phương nào trên cả nước có được. Điển hình là thành phố trực thuộc trung ương, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; là đô thị lớn, đầu tàu, động lực phát triển, trung tâm kinh tế - xã hội khu vực miền Trung - Tây Nguyên; cửa ngõ phía Đông mở ra Thái Bình Dương của Hành lang kinh tế Đông - Tây; dễ dàng kết nối các trung tâm kinh tế của khu vực; địa hình Đà Nẵng khá phong phú, đa dạng. Địa phương được coi là "thành phố đáng sống". Đặc biệt, Đà Nẵng được Trung ương rất quan tâm, ban hành Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị; cùng với TPHCM và Hà Nội thí điểm chính quyền đô thị.
Tuy vậy, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế. Theo đó, quy mô, tốc độ phát triển kinh tế chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng, chưa thực sự bứt phá; quy mô kinh tế và tổng thu ngân sách Nhà nước còn khiêm tốn; giải ngân vốn đầu tư công còn thấp. Đà Nẵng chưa thể hiện tốt vai trò đầu tàu, hạt nhân phát triển, liên kết, hợp tác của khu vực miền Trung - Tây Nguyên; công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng cần phải được thúc đẩy, thực hiện chắc chắn hơn, tuân thủ các nguyên tắc của Đảng...
Trong thời gian tới, thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, song khó khăn, thách thức nhiều hơn, nhất là do dịch bệnh. Nhiệm vụ khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội còn rất nhiều việc phải làm. Do đó, TP Đà Nẵng phải tiếp tục quán triệt, thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Đà Nẵng XXII và các nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội. Đà Nẵng cần phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường xây dựng nền kinh tế đất nước độc lập, tự chủ; bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; có biện pháp kiểm tra, giám sát hiệu quả việc triển khai của từng cấp; phát huy truyền thống đoàn kết...
Để phát triển nhanh và bền vững, Thủ tướng Chính phủ gợi mở một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới. Theo đó, trước mắt Đà Nẵng tiếp tục triển khai hiệu quả phòng, chống dịch Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Đà Nẵng làm tốt công tác quy hoạch, tạo không gian phát triển mới, thúc đẩy phát triển toàn diện. Trong đó, xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng với các định hướng lớn như phát triển du lịch, kinh tế trí thức, dịch vụ chất lượng cao; phát triển văn hóa ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị và gắn với phát triển du lịch.
Đà Nẵng tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển, trong đó đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường hợp tác công tư, chú trọng các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước, quốc tế và theo hướng xanh, phát triển bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ cao.
Thủ tướng cho rằng, Đà Nẵng cần thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học đặc biệt những lĩnh vực tiềm năng lớn. Chú trọng hợp tác, liên kết phát triển vùng thực chất, hiệu quả. Chú trọng quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu; tổ chức triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thủ tướng chỉ rõ, Đà Nẵng cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện kịp thời, hiệu quả, dứt điểm các kết luận thanh tra, điều tra và thi hành các bản án về kinh tế, hành chính; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý Đà Nẵng chú trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Tập trung xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng và đạo tào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Đối với các đề xuất, kiến nghị của TP Đà Nẵng, trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ cơ bản đồng ý về mặt nguyên tắc; đề nghị các bộ, ngành, đơn vị bàn bạc với TP Đà Nẵng xây dựng lộ trình, chương trình giải quyết theo thầm quyền. Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền thì tổng hợp, đề xuất, trình Chính phủ và cấp có thẩm quyền giải quyết, trên nguyên tắc linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo đúng pháp luật, hài hòa lợi ích.

Việc tổ chức thí điểm mô hình chính quyền đô thị theo Nghị quyết số 119, TP Đà Nẵng đã từng bước đi vào nền nếp, ổn định, bước đầu phát huy được tính ưu việt của mô hình, phát huy vai trò của nhân dân trong thực hiện giám sát, phản biện xã hội, nhất là phản biện trong công tác quy hoạch, thực hiện các dự án nhạy cảm, được dư luận quan tâm. Ngoài chủ động làm việc với Thanh tra Chính phủ, Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ, TP Đà Nẵng đã phân loại các khó khăn theo nhóm các dự án có cùng sai phạm để lựa chọn dự án điểm, đề xuất cách thức giải quyết và xin ý kiến các cơ quan thẩm quyền để áp dụng đối với các trường hợp tương tự.
Ông Nguyễn Văn Quảng cũng kiến nghị đến Chính phủ một số nội dung. Cụ thể, TP Đà Nẵng được phép bố trí ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư, xây dựng mở rộng các khu công nghệ thông tin tập trung; tháo gỡ vướng mắc trong phát triển khu công nghiệp để điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững; phát triển casino ở một số khu du lịch; tháo gỡ khó khăn trong quản lý, sử dụng công trình được đầutư bằng nguồn vốn đầu tư công; tháo gỡ vướng mắc trong lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết theo Nghị quyết số 64 của Chính phủ và Luật quy hoạch đô thị năm 2009 và tháo gỡ vướng mắc đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Các bộ, ngành cũng cơ bản nhất trí với các đề xuất, kiến nghị của TP; sẵn sàng phối hợp với TP Đà Nẵng để xử lý, giải quyết hiệu quả khi được Chính phủ đồng ý, chỉ đạo. Lãnh đạo các bộ, ngành cho rằng, Đà Nẵng là TP có tiềm năng, lợi thế nên thời gian qua có bước phát triển kinh tế - xã hội đáng khích lệ. Tuy nhiên, TP Đà Nẵng vẫn chưa có bứt phá do cơ chế chính sách còn hạn hẹp. Để địa phương phát triển nhanh và bền vững đề nghị TP thúc đẩy công tác lập quy hoạch tỉnh với các trọng điểm kinh tế ven biển, du lịch, kết cấu hạ tầng chiến lược; đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy nhanh quy hoạch; tập trung vào phát triển khoa học công nghệ, xứng đáng với thành phố thông minh...
Tin cùng chuyên mục

Ký kết chương trình phối hợp giữa Ban Dân vận Thành ủy TPHCM và Bộ Chỉ huy BĐBP TPHCM

Phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Kazakhstan

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Kazakhstan Mukhtar Tileuberdi

Ông Võ Đức Thanh được bầu làm Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh

Xử lý hạn chế, bất cập trong triển khai chính sách phát triển kinh tế

Thí điểm thành lập Tổ công tác của Thủ tướng tháo gỡ vướng mắc tại TPHCM

Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cách mạng trong giai đoạn mới

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp cựu Thủ tướng Israel Ehud Barak
