Thiết lập chính quyền điện tử

Quận, huyện có quyền điều chỉnh phần nào hệ thống quản lý văn bản, một cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến để phù hợp với địa bàn, thuận tiện trong điều hành nội bộ. Song tất cả hệ thống phải theo khung cơ bản do UBND TPHCM quy định và bảo toàn nguyên tắc thông suốt.
Người dân sử dụng dịch vụ công tại chính quyền điện tử quận 12 (TPHCM)
Người dân sử dụng dịch vụ công tại chính quyền điện tử quận 12 (TPHCM)
Liên thông dữ liệu
Cầm sổ đỏ của một mảnh đất đến UBND quận 12 (TPHCM) tìm hiểu quy hoạch trước khi mua, chị Trương Minh Thanh (ngụ quận 4, TPHCM) được hướng dẫn đến màn hình cảm ứng đặt trong trụ sở UBND quận. Trên giao diện hướng dẫn rõ từng bước nên chưa đầy 5 phút, chị Thanh nhận  được nhiều thông tin về mảnh đất đang tìm hiểu. Chị cho hay, mảnh đất chị định mua ở phường Thạnh Xuân (quận 12) có diện tích gần 3.000m².
Theo nội dung và hình ảnh hiển thị trên màn hình, miếng đất có gần 2.800m² là đất ở - hiện hữu cải tạo. Phần diện tích còn lại có chức năng sử dụng là đất giao thông.

Nút thắt nhân lực

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM Võ Thị Trung Trinh cho rằng, công nghệ chỉ là công cụ hỗ trợ, còn nhân lực vận hành mới là cốt lõi. Vì vậy, từ cấp nhỏ nhất, cán bộ cần thay đổi sang tư duy phục vụ khách hàng. Từ định hướng trên, lãnh đạo làm gương, đôn đốc cấp dưới sắp xếp công việc khoa học hơn, phục vụ người dân bằng trách nhiệm và thái độ niềm nở, tận tâm. Kết quả cải cách hành chính cho thấy, nơi nào lãnh đạo sâu sát thì công tác cải cách hành chính chuyển biến rất tích cực.
Đây là tiện ích tra cứu thông tin quy hoạch được UBND quận 12 vừa đưa vào sử dụng, thiết kế dựa trên khung phần mềm tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến phạm vi toàn TP. Không chỉ đất đai, quận 12 đã và đang đồng bộ, liên thông nhiều dữ liệu từ cấp phường, giữa các phòng - ban - ngành trên địa bàn. 
Là người hỗ trợ quận 12 xây dựng chính quyền điện tử, PGS-TS Nguyễn Tuấn Đức (giảng viên ĐH Quốc tế) cho biết tính năng liên thông dữ liệu giúp chuyên viên tra cứu thuận tiện; từ đó, giải quyết hồ sơ nhanh gọn. Với hệ thống liên thông ở trang dịch vụ công trực tuyến, người dân có thể theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ và nhận kết quả qua email, tin nhắn di động. Phần mềm quản lý công việc và quản lý địa bàn dân cư (G - Office) đồng bộ cơ sở dữ liệu về dân cư thường trú trên địa bàn, cho phép cập nhật và quản lý thông tin kết nối giữa phường - quận, ghi nhận và xử lý thông tin. Chỉ cần click chuột, cán bộ có thể tìm đủ thông tin phục vụ sao y chứng thực; giải quyết thủ tục hộ tịch - tư pháp, địa chính - xây dựng... Lãnh đạo có thể giao việc ngay trên trang dịch vụ công trực tuyến. 
Ngoài ra, UBND quận 12 cũng công khai việc tiếp nhận và trả lời phản ánh của người dân lên hệ thống. Người dân chụp ảnh và chọn nội dung phản ánh, phần mềm sẽ tự tìm vị trí và chuyển đến đơn vị phụ trách. Hay người dân có thể góp ý về thái độ làm việc, tiến độ giải quyết hồ sơ và theo dõi thời gian trả lời ngay trên hệ thống.
Cụ thể, mục “Tiếp nhận phản ánh - góp ý” trên ứng dụng di động hoặc cổng dịch vụ công trực tuyến quận 12 được chia làm đôi. Bên trái màn hình là toàn bộ thông tin cần để góp ý, phản ánh (họ tên, hình ảnh, nội dung...). Bên phải hiển thị tiến độ và kết quả giải quyết. Ví dụ: 16 giờ 19 phút ngày 8-12, người dân gửi tố giác về xây dựng lấn chiếm lộ giới quy hoạch trong hẻm 1902, phường Tân Thới Hiệp. Hệ thống tiếp nhận, chuyển tin rồi báo “đang xử lý”. 
Quận 12 là một trong ít địa phương thí điểm đô thị thông minh từ phương pháp xây dựng hệ thống dữ liệu dùng chung. Quận thiết lập và vận hành ứng dụng dựa trên khung tiêu chí chung do TP đưa ra. 
Tùy biến nhưng không xáo trộn
Ngoài một số địa phương có điều kiện cải cách hành chính thí điểm đô thị thông minh, cũng có không ít địa phương vẫn gặp nhiều lúng túng trong bài toán đưa công nghệ “thọc sâu” vào hoạt động chính quyền. 
Lãnh đạo một quận trên địa bàn TP than thở, dù cán bộ cố gắng nhưng hay bị máy móc “làm khó”. Vị này kể rằng tại cơ quan mình, dây chuyền máy tính chưa đáp ứng nhu cầu làm việc. Rất nhiều lần cán bộ đang nhập dữ liệu thì máy bị “treo”. Ngoài ra, UBND TP yêu cầu hạn chế văn bản giấy nhưng cấp phường và các phòng, ban thuộc quận chưa có chữ ký số nên buộc phải chuyển công văn, giấy tờ theo cách truyền thống. 
Đơn giản hơn, UBND TPHCM chủ trương nhân rộng những mô hình cải cách hành chính hiệu quả. Với mỗi mô hình khả quan, TP đều có văn bản đánh giá tính năng, dự kiến kinh phí và đề nghị địa phương khác học tập, nhân rộng. Tuy nhiên, bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, cho hay đến nay TP vẫn chưa nhận bất kỳ đề xuất nào từ cơ sở. 
Trước thực tế trên, Phó Giám đốc Võ Thị Trung Trinh lưu ý địa phương không nên làm dàn trải. Thay vì làm 10 thì chỉ cần tập trung vào 2 dịch vụ người dân và doanh nghiệp cần. Nhu cầu người dân ở mỗi khu vực khác nhau nên khó đem cách làm ở nơi này áp dụng toàn bộ sang nơi khác. Chính vì thế, TP cho phép quận, huyện tự điều chỉnh phần nào hệ thống quản lý văn bản, một cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến sao cho phù hợp tình hình địa bàn, thuận tiện trong điều hành nội bộ.
Song, tất cả hệ thống phải theo khung thiết kế cơ bản và bảo toàn nguyên tắc thông suốt dữ liệu. Dù chỉnh sửa ra sao thì phần mềm quản lý văn bản ở quận, huyện phải gửi và nhận tốt các loại văn bản điện tử. Hay phần mềm xử lý hồ sơ có thể sửa chữa nhằm rút ngắn thời gian, quy trình. Tuy nhiên, phần mềm bắt buộc đảm bảo cấp trên có thể thấy rõ quá trình và thời gian xử lý hồ sơ.
“Các địa phương có khả năng tùy biến, miễn có lợi cho dân và không làm xáo trộn hay cản trở TP giám sát, quản lý. Phường, xã, quận, huyện là cửa đầu tiên tiếp đón người dân. Do đó, hơn ai hết cán bộ lãnh đạo địa phương là những người hiểu rõ nhu cầu khách hàng; từ đó, đưa ra phương pháp điều chỉnh phần mềm, quy trình đáp ứng yêu cầu thực tế mà không ảnh hưởng đến tổng thể”, bà Trinh nhấn mạnh 

Tin cùng chuyên mục