Theo dấu tích đường sắt cổ Đà Lạt - Phan Rang

Tuyến đường sắt Đà Lạt - Phan Rang là tuyến đường sắt duy nhất ở Việt Nam sử dụng bánh răng cưa để leo đèo. Tuy nhiên, do quá trình hoạt động gặp nhiều khó khăn nên tuyến đường đã bị đã bị tháo dỡ, nhiều nhà ga bị bỏ hoang thành phế tích.
Được khởi công từ năm đầu thế kỷ 20, trải qua nhiều giai đoạn xây dựng, phải đến năm 1932 tuyến đường sắt Đà Lạt - Phan Rang mới hoàn thành. Toàn tuyến dài 84 km, trong đó có nhiều đoạn đường răng cưa, đây là một trong số ít tuyến đường sắt trên thế giới chạy bằng bánh răng cưa để leo đèo.

Tuy nhiên, trong quá trình phục vụ lưu thông hàng hóa giữa Đà Lạt và vùng Ninh Thuận, tuyến đường này gặp nhiều khó khăn, đến năm 1972 thì tạm dừng hoạt động. Sau năm 1975, tuyến đường được khôi phục nhưng chỉ chạy được một số chuyến thì ngưng hoạt động hoàn toàn cho tới khi bị dỡ bỏ. Hiện nay, tuyến đường sắt độc đáo này chỉ duy trì đoạn đường khoảng 7 km phục vụ khách du lịch từ Đà Lạt đi Trại Mát.

Báo SGGP Online giới thiệu chùm ảnh về dấu tích tuyến đường sắt cổ Đà Lạt - Phan Rang:
Theo dấu tích đường sắt cổ Đà Lạt - Phan Rang ảnh 1 Tàu phải dùng hệ thống bánh trục răng cưa gắn ở giữa song song với đường ray, móc trong đầu máy để lên và xuống đèo, dốc
Theo dấu tích đường sắt cổ Đà Lạt - Phan Rang ảnh 2 Dấu tích đường sắt tại khe núi thuộc xã Trạm Hành (TP Đà Lạt)
Theo dấu tích đường sắt cổ Đà Lạt - Phan Rang ảnh 3 Ga Cầu Đất (cách Đà Lạt 25 km) nằm ở độ cao khoảng 1.600m so với mực nước biển. Toàn tuyến đường sắt có 11 nhà ga (Lâm Đồng 7 ga, Ninh Thuận 4 ga), chạy song song với đường quốc lộ 27
Theo dấu tích đường sắt cổ Đà Lạt - Phan Rang ảnh 4 Do hiện không còn sử dụng nên xung quanh được các hộ dân xây dựng che lấp hết không gian nhà ga
 
Theo dấu tích đường sắt cổ Đà Lạt - Phan Rang ảnh 5 Cầu đường sắt chạy qua thị trấn D'Ran (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) sau khi bị phá bỏ, nay chỉ còn hai trụ cầu giữa sông
Theo dấu tích đường sắt cổ Đà Lạt - Phan Rang ảnh 6 Ga Eo Gió gắn liền với vùng đất D’Ran một thời tấp nập, nay bị bỏ hoang
Theo dấu tích đường sắt cổ Đà Lạt - Phan Rang ảnh 7 Để đổ đèo Sông Pha (đèo Ngoạn Mục) tàu lửa sẽ phải chui qua đường hầm số 2 (tuyến đường sắt đi qua 5 hầm chui) có chiều dài hơn 100 mét, chiều cao hầm khoảng 6 mét, hiện còn khá nguyên vẹn, chắc chắn
Theo dấu tích đường sắt cổ Đà Lạt - Phan Rang ảnh 8 Khu vực tránh cho người đi bộ trong hầm
Theo dấu tích đường sắt cổ Đà Lạt - Phan Rang ảnh 9 Trụ cầu đường sắt cao khoảng 30 mét đứng trơ trọi giữa khe núi
Theo dấu tích đường sắt cổ Đà Lạt - Phan Rang ảnh 10 Xuống chân đèo Ngoạn Mục là ga Sông Pha (hay còn gọi là ga Krongpha)
Theo dấu tích đường sắt cổ Đà Lạt - Phan Rang ảnh 11 Chung số phận như nhiều nhà ga khác của tuyến đường sắt bị bỏ hoang, hiện ga Sông Pha chỉ còn là phế tích
Theo dấu tích đường sắt cổ Đà Lạt - Phan Rang ảnh 12 Cầu đường sắt Tân Mỹ bắc qua sông Cái (tại xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn), dài khoảng 300 mét với 10 nhịp vẫn giữ được hình dáng ban đầu. Đây là dấu tích đáng kể nhất trên tuyến đường tàu lửa Đà Lạt – Tháp Chàm còn tồn tại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Theo dấu tích đường sắt cổ Đà Lạt - Phan Rang ảnh 13 Sau khi bị dỡ đường ray và thanh tà vẹt, cầu Tân Mỹ hiện chỉ còn bộ khung sắt
Theo dấu tích đường sắt cổ Đà Lạt - Phan Rang ảnh 14 Hiện nay, chỉ còn đoạn Đà Lạt - Trại Mát có chiều dài 7 km còn được sử dụng với mục đích phục vụ khách du lịch
Theo dấu tích đường sắt cổ Đà Lạt - Phan Rang ảnh 15 Hành khách thăm quan trải nghiệm trên hành trình từ Đà Lạt đi Trại Mát

Tin cùng chuyên mục