Thay đổi linh hoạt

Có nên cho rạp chiếu phim được phép hoạt động sau 0 giờ đang là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Là loại hình kinh doanh đặc thù, nếu so sánh với nhiều loại hình kinh tế đêm ở lĩnh vực văn hóa - giải trí, cần xét lại quy định hiện hành với rạp chiếu phim.

Bản thân các đơn vị  kinh doanh rạp cũng khẳng định, việc vận hành của các rạp chiếu hoàn toàn đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự đô thị, đảm bảo cách biệt và không gây ảnh hưởng tới cuộc sống người dân.

Nhìn ở khía cạnh tích cực, ai cũng nhận thấy, nếu tăng khung thời gian mở cửa cho rạp chiếu phim mang lại cả lợi ích về mặt tinh thần và kinh tế (cho cả đơn vị kinh doanh rạp, địa phương và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước). Phía Cục Điện ảnh cũng vừa cho biết có thể điều chỉnh bắt đầu suất chiếu cuối cùng lúc 0 giờ thay vì kết thúc lúc 0 giờ như hiện hành.  

Trước đó, 4 đơn vị kinh doanh rạp chiếu gồm: CGV, Lotte, Galaxy và BHD đã gửi “Kiến nghị cho phép các rạp chiếu phim được tham gia vào phát triển kinh tế đêm” lên Thủ tướng Chính phủ . Hai điểm quan trọng nhất trong kiến nghị này được phía các cụm rạp đề xuất gồm: xem xét bãi bỏ nội dung “phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi chiếu phim ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ hàng ngày” được quy định trong Nghị định 38/2021/NĐ-CP về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo” và cho phép rạp chiếu phim hoạt động sau 24 giờ như một trong những ngành chủ đạo trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế đêm. Hơn ai hết, chính họ hiểu và chủ động sắp xếp linh hoạt thời gian biểu hợp lý bởi không phải lúc nào cứ mở cửa khuya cũng đồng nghĩa sẽ hút khách. Việc mở thêm suất chiếu sau 0 giờ phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu khán giả và chất lượng bộ phim.  

Đáng chú ý, chỉ trong vòng hơn 1 năm qua, đã có 3 văn bản được các đơn vị kinh doanh rạp phim gửi đến Thủ tướng Chính phủ và các cấp lãnh đạo, bộ, ngành. Trước đó vào tháng 5-2021, là công văn “Hỗ trợ cho doanh nghiệp điện ảnh vượt qua khó khăn”. Sau đó, vào tháng 9-2021 là “Kiến nghị xem xét cho phép các công ty sản xuất phim và chương trình truyền hình thuộc nhóm đối tượng phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh chống dịch mới”. 

Điện ảnh Việt chịu tác động mạnh từ khi dịch Covid-19 bùng phát, đặc biệt sau đợt đóng cửa kéo dài hơn 6 tháng và chỉ được phép mở cửa hoạt động trở lại cuối tháng 11-2021. Đại diện một cụm rạp cho biết sự thay đổi thói quen của khán giả, sự sụt giảm cả về lượng và chất của phim Việt đang là bài toán nhức nhối đối với các rạp chiếu phim, đặc biệt khi thị trường đang vào giai đoạn thấp điểm sau mùa phim hè. Nhìn rộng ra, trong gần 1 năm mở cửa trở lại, mới chỉ có duy nhất 1 phim Việt vượt mốc doanh thu 100 tỷ đồng là Em và Trịnh.  

Một thực tế khác, thị trường điện ảnh Việt hiện vẫn đang lệ thuộc lớn từ doanh thu rạp chiếu phim. Gần đây, một số đơn vị sản xuất đã bán được phim ra thị trường nước ngoài hay các nền tảng trực tuyến nhưng lợi nhuận thu về vẫn còn rất hạn chế. Sự sụt giảm về doanh thu, ngay cả với những bộ phim được đánh giá có chất lượng tốt, trước hết tác động mạnh đến các nhà làm phim. Về lâu dài, nó còn liên quan đến bài toán kêu gọi nhà đầu tư, tài trợ cho điện ảnh. Như một đơn vị sản xuất từng chia sẻ, các công ty có tiền sẽ chọn đầu tư vào bất động sản, chứng khoán chứ tội gì bỏ vào điện ảnh để đóng thuế cao? Với thực tế hiện nay, khó càng thêm khó.  

Đứng ở góc độ các đơn vị kinh doanh cụm rạp, kiến nghị là điều tất yếu và nên làm. Và hiển nhiên, khi quy định không còn phù hợp với thực tiễn, nên chăng cần được xem xét để thay đổi theo hướng linh hoạt, phù hợp với thực tiễn. Bởi xét cho cùng, luật hay các văn bản dưới luật được ban hành, thực thi phải bám sát đời sống và thúc đẩy sự phát triển. Tuy nhiên, thay đổi như thế nào và thay đổi đến đâu cũng cần phải xem xét hợ

Tin cùng chuyên mục