
Hiện tượng nghêu chết trên sông Yên thuộc phường Hải Ninh bắt đầu từ ngày 1-3 với tỷ lệ chết khoảng 20-25%, trên diện tích khoảng 3,5ha.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, trước khi nghêu chết tại khu vực này, nước triều có màu đỏ, váng đỏ, đây có thể là hiện tượng tảo nở hoa, nghêu bị độc tố của tảo gây chết. Ngoài ra, qua kiểm tra cho thấy, người nuôi nghêu nuôi với tỷ lệ rất cao, khoảng 2.000 con/m², cao gấp 6 lần so với tiêu chuẩn (thích hợp nhất là 250-300 con/m²).
Trong khi chờ kết quả kiểm nghiệm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo các hộ nuôi có nghêu đạt kích cỡ thương phẩm tiến hành thu hoạch để giảm thiệt hại, vệ sinh bãi nghêu hàng ngày bằng cách bơm nước, tạm dừng thả nuôi mới, cải tạo bãi nuôi đảm bảo các tiêu chuẩn cho nghêu sinh trưởng,…
Trước đó, năm 2020, tại phường Hải Châu (thị xã Nghi Sơn) cũng đã xảy ra việc nghêu nuôi trên sông Yên bị chết, gây thiệt hại khoảng 4.000 tấn. Ngoài ra, nghêu nuôi ở một số địa phương thuộc các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc cũng bị chết khiến người dân gặp khó khăn.
Tin cùng chuyên mục

Không được phép nuôi, thả và kinh doanh cá hải tượng ở Việt Nam

Gỡ vướng pháp lý sử dụng đất cho doanh nghiệp

Hướng đến nông nghiệp số

Ngư dân “chê” bến cá tiền tỷ

Đồng bằng sông Cửu Long: Nông dân… chờ lũ

Phú Yên: Tôm hùm, cá chết đột ngột gây thiệt hại lớn

An Giang và Cần Thơ dẫn đầu khu vực 4 Hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc lần thứ V-2022

Tây Ninh cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Phát triển cây sâm Ngọc Linh thành cây “quốc kế dân sinh”
