Theo đó, đoàn đến thắp hương tưởng nhớ ông Phạm Khôi là nhân chứng Hoàng Sa (mất năm 2014), đồng thời đến thăm hỏi, tặng quà tri ân các nhân chứng là ông Võ Như Dân, Phạm Sô và ông Lê Đình Rê.

Ông Lê Đình Rê (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu) - người từng tham gia cứu hộ các tàu bị Trung Quốc bắn vào năm 1974, nói: “Ai có thể quên chứ chúng tôi không bao giờ quên Hoàng Sa. Mỗi năm cứ đến ngày này, chúng tôi lại được UBND huyện Hoàng Sa tới thăm, tôi rất xúc động. Tôi cảm ơn thành phố Đà Nẵng đã xây dựng Nhà trưng bày Hoàng Sa, đó như là nhà để chúng tôi về và nhớ lại quãng đời tuổi trẻ của mình”.

Đoàn đến nhà ông Võ Như Dân, một nhân chứng Hoàng Sa thì biết tin hiện tại sức khỏe của ông không được tốt, nằm một chỗ cả năm nay nên không thể trò chuyện cùng đoàn.
Anh Võ Như Nhân (con trai ông Dân) cho biết, khi còn khỏe, ông Dân luôn mong ước được một lần trở lại thăm Hoàng Sa vì nơi đó có nhiều kỷ niệm nhưng rất tiếc không thực hiện được.
Ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, kiêm Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng cho biết, mỗi năm đến ngày 19-1, huyện đảo luôn có kế hoạch đi thăm hỏi các nhân chứng còn sống và đến nhà thắp hương tri ân những người đã mất. Đây như một lời khẳng định rằng, thế hệ hôm nay luôn ghi nhớ, biết ơn sự hy sinh của những thế hệ trước trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng cần khai thác hiệu quả các cảng biển

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu báo cáo tiến độ dự án hơn 720 tỷ đồng hàng tháng

Dòng vốn đầu tư chảy về Đà Nẵng dịp đầu năm 2021

Trao bằng xếp hạng di tích cấp thành phố Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ

Đà Nẵng: Khai báo không đúng, sẽ truy tố trách nhiệm hình sự nếu dương tính với SARS-CoV-2

Bảo tồn và phát triển di tích khảo cổ Chăm Phong Lệ

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị nghiêm túc nhìn lại trách nhiệm đơn vị liên quan

Lãnh đạo Đà Nẵng đi kiểm tra các công trình trọng điểm đầu năm

Đà Nẵng: Các công trình trọng điểm ra quân đầu năm Tân Sửu
