Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, tổng diện tích xuống giống lúa đông xuân toàn vùng Nam bộ vụ 2018-2019 hơn 1,68 triệu ha, tăng 30.109 ha; năng suất ước đạt 68,35 tạ/ha, tăng 0,01 tạ/ha; sản lượng ước đạt 11.505.000 tấn, tăng 208.000 tấn so cùng kỳ. Trong đó, các tỉnh ĐBSCL xuống giống 1,6 triệu ha, năng suất ước đạt 68,87 tạ/ha, giảm 0,02 tạ/ha; sản lượng ước đạt 11.055.000 tấn... Hầu hết các tỉnh ĐBSCL xuống giống sớm từ 7-14 ngày so với cùng kỳ, các trà lúa chính vụ xuống giống trong tháng 11 và 12 năm 2018 bị ảnh hưởng nắng nóng kéo dài nên năng suất không cao như kỳ vọng. Ngoài ra, nhiều nơi đẩy mạnh sử dụng giống lúa thơm, giống chất lượng cao, làm cho năng suất lúa bình quân chung bị giảm, bởi các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao cho năng suất thấp hơn; tuy nhiên giá bán thương phẩm cao hơn, từ đó tăng về hiệu quả kinh tế.

Theo Bộ NN-PTNT, vụ hè thu năm 2019, toàn vùng ĐBSCL dự kiến gieo sạ hơn 1,6 triệu ha lúa, năng suất khoảng 56,46 tạ/ha, sản lượng 9.051.000 tấn, tăng 258.000 tấn so cùng kỳ 2018. Để đảm bảo vụ lúa hè thu thắng lợi, Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương bố trí thời vụ sản xuất và thời gian xuống giống hợp lý, có sự tính toán đến sản xuất vụ thu đông và vụ lúa mùa 2019; áp dụng việc né tránh hạn mặn, tuân thủ nguyên tắc xuống giống tập trung trong từng vùng, từng cánh đồng theo dự báo nguồn nước và dự báo rầy nâu di trú. Dự kiến thời gian xuống giống tập trung từ tháng 4 đến tháng 6-2019. Cơ cấu giống lúa chất lượng cao đạt tỷ lệ 50-60%; giống lúa thơm chiếm tỷ lệ 20-25%; nhóm nếp chiếm tỷ lệ 5-7%; giống chất lượng trung bình duy trì tỷ lệ 15%; còn lại các giống khác…

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu điều giảm do giá dầu tăng, dịch bệnh, chiến tranh Nga - Ukraina

TP Cần Thơ có 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Nước mắm Việt Nam hướng tới xuất khẩu

“Thủ lĩnh” trồng lúa nếp hữu cơ

Chế tài mạnh việc xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định

Tây Nguyên: Tái canh, ghép cải tạo hơn 38.000ha cà phê

Sóc Trăng xử lý nhiều vi phạm trong lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

Đưa nông sản Tây Nguyên xuất ngoại

Quảng Trị: Phát triển dược liệu gắn với chương trình OCOP
