Một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện Việt Nam có năng lực khá tốt tại những lĩnh vực như sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật; săm lốp các loại. Các sản phẩm này đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và được xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản.
Tuy nhiên, năng suất của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại nhiều địa phương còn khá thấp, thiếu nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao, việc cấp vốn để đầu tư trang thiết bị còn khó, thiếu thông tin của các nhà cung cấp nguyên vật liệu chất lượng và giá rẻ ở nước ngoài… Do vậy, với việc thành lập 3 trung tâm trên sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất thử nghiệm, nâng cao năng suất chất lượng, tạo giá trị gia tăng cũng như tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Được biết, hiện Bộ Công thương đang xúc tiến kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam với doanh nghiệp Nhật Bản thông qua Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm ASEAN - Nhật Bản (AJC). Đây là cơ hội để hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu các thương vụ giúp doanh nghiệp mở thêm thị trường xuất khẩu

Ngày 29-8 sẽ chính thức rút ngắn thời gian giao dịch chứng khoán sớm 1 ngày (T+2)

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT: Bằng chuyển đổi số, chúng ta sẽ xóa đi sự mù mờ trong sản xuất nông sản

Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện hỗ trợ lãi suất 16.035 tỷ đồng

Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành

Để phát triển khu chế xuất - khu công nghiệp hiệu quả, bền vững hơn: Chịu nhiều áp lực

Bình Phước ngăn chặn, xử lý vận chuyển heo qua biên giới

Khuyến khích tác phẩm sáng tạo kiến trúc xanh tham dự Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia

Thúc đẩy sản xuất và kiểm soát chất lượng giống cá tra ở ĐBSCL
