Bệnh nhân Lê Văn M. (SN 1986, ngụ huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) bị ngộ độc cua lạ trong tình trạng nguy kịch, hôn mê, được chuyển từ Côn Đảo về Cần Thơ bằng đường hàng không. Sau khi tiếp nhận, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã nhanh chóng cấp cứu bệnh nhân.
Ngay lập tức bệnh nhân được chỉ định thở máy và nhanh chóng điều trị. Sau 2 giờ cấp cứu và điều trị nội khoa tích cực theo phác đồ chống độc, bệnh nhân bắt đầu có phản xạ đáp ứng kích thích, tỉnh táo dần dù vẫn còn suy hô hấp cần hỗ trợ thở máy. Đến sáng 11-5, bệnh nhân tiến triển tốt, tỉnh táo, vận động tứ chi bình thường.

Cách tốt nhất để phòng tránh ngộ độc cua mặt quỷ là không ăn những loài cua lạ, không rõ độc tính. Trong trường hợp nghi ngờ đã ăn phải cua mặt quỷ, cần nhanh chóng gọi cấp cứu, đồng thời tìm mọi cách để nôn hết thức ăn ra ngoài. Khi đến bệnh viện, người ngộ độc sẽ được uống than hoạt tính để hút hết chất độc còn sót lại trong đường ruột và có thể được xem xét rửa dạ dày.
Tin cùng chuyên mục

Ngày 24-5, 20 tỉnh thành không có ca mắc mới, thêm 6.495 người khỏi Covid-19

Phát hiện 2 sản phẩm tăng sức mạnh “quý ông” chứa chất cấm nguy hại

Tách thành công 2 bàn tay dính ngón cho bé 19 tháng tuổi

Cảnh báo tình trạng ngộ độc ma túy nước biển

TPHCM: Số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng chưa có dấu hiệu chững lại

Triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đợt 2

TPHCM thí điểm mô hình dưỡng lão theo hình thức xã hội hóa

Gỡ vướng thiếu thuốc phóng xạ trong tầm soát ung thư

Nghiên cứu tiêm vaccine mũi 4 cho các đối tượng tuyến đầu đã suy giảm miễn dịch
