Căn cứ Nghị định 71 của Chính phủ về vấn đề này, lộ trình nâng chuẩn giáo viên được triển khai đến năm 2030, chia thành 2 giai đoạn để đảm bảo khả thi. Riêng giai đoạn 1, từ năm 2020-2025, dự kiến sẽ có khoảng 60% giáo viên mầm non được nâng chuẩn lên cao đẳng.
Trong quá trình đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn, giáo viên sẽ được hưởng nguyên các chế độ về lương, phụ cấp. Tương tự đối với bậc tiểu học, trong thời gian đi học nâng chuẩn, giáo viên vẫn được hưởng nguyên các chế độ chính sách như đi dạy, điều này tạo điều kiện thuận lợi và yên tâm cho giáo viên.
Về việc xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên và chứng chỉ ngoại ngữ 2 đối với giáo viên dạy tiếng Anh, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, thời gian vừa qua, Bộ GD-ĐT đã làm việc với Bộ Nội vụ để đi tới thống nhất, sẽ xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên.
Dự kiến, tháng 12-2020, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành quy định cụ thể về vấn đề này. Việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên, trong quá trình đào tạo các thầy cô đã được đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ở những mức độ khác nhau, nên việc tiếp tục phải bồi dưỡng thêm để có chứng chỉ là chưa thiết thực. Những nội dung về ngoại ngữ, tin học tới đây sẽ được tính toán để đưa vào chương trình đào tạo giáo viên một cách phù hợp.
Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học Tôn Đức Thắng có tân Chủ tịch hội đồng trường

Thí sinh phấn khởi sau giờ làm bài khảo sát vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

Hơn 3.500 thí sinh tham gia khảo sát vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

Không thu phí dự thi tốt nghiệp THPT 2022

TPHCM: Thí sinh tự tin trước giờ tham gia khảo sát vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

Điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 sẽ tăng nhẹ

Sản phẩm từ cuộc thi khởi nghiệp của sinh viên trường nghề được xuất khẩu sang Mỹ

TPHCM: Thí sinh nộp đơn phúc khảo tuyển sinh lớp 10 trước 16 giờ ngày 27-6

TPHCM: Môn tiếng Anh có số lượng bài thi điểm 10 cao nhất kỳ thi tuyển sinh lớp 10
