Bên cạnh lĩnh vực tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa luôn chiếm tỷ lệ lớn, thì các tranh chấp hợp đồng xây dựng, bảo hiểm, tài chính… đang có xu hướng tăng tại VIAC.
Hiện có hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ có doanh nghiệp tranh chấp với các doanh nghiệp Việt Nam được giải quyết tại VIAC. Số vụ tranh chấp thương mại do tòa án giải quyết cũng gia tăng mỗi năm khoảng 20%. Song song với phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, thì hòa giải thương mại cũng đang được VIAC quan tâm phát triển, bằng chứng là VIAC đã thành lập Trung tâm hòa giải Việt Nam (VMC) vào tháng 9-2015 là Trung tâm hòa giải đầu tiên của Việt Nam nhằm để thúc đẩy phương thức này.
Kinh nghiệm một số quốc gia láng giềng của Việt Nam có chính sách khuyến khích hòa giải (Hàn Quốc, Thái Lan...) cho thấy, việc thực thi ưu đãi tài chính (hòa giải thành công sẽ được hoàn lại một phần án phí, thuế thu nhập doanh nghiệp) khuyến khích các bên cố gắng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải.
Tại Hàn Quốc, đối với một số vụ việc, tòa án sẽ chuyển vụ tranh chấp sang giải quyết theo thủ tục hòa giải, tòa án chỉ giải quyết khi các bên hòa giải không thành. Trung tâm cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại ngoài tòa án châu Âu đã chỉ ra rằng, việc hòa giải tiết kiệm cho các doanh nghiệp khoảng 2,4 triệu bảng mỗi năm.
Tin cùng chuyên mục

Hàng giả gây thiệt hại nặng cho doanh nghiệp

Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường châu Âu

Doanh nghiệp FDI tìm cách ngăn chặn hàng giả
Cảnh giác hàng hóa xâm phạm chủ quyền, biên giới

Bất cập quy định loại trừ trách nhiệm trong hợp đồng kinh doanh bảo hiểm

Bảo hiểm ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Rủi ro mua bảo hiểm không đọc kỹ hợp đồng
VLCAC làm việc với Liên đoàn Luật sư Mỹ

Khuyến cáo người dân không tham gia Greenleaf
