Số lượt đoàn đông người đến khiếu kiện đã giảm

Sáng ngày 15-10, tại Nhà Quốc hội, Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc UBTVQH, ông Đỗ Văn Đương đã chủ trì Hội nghị triển khai công tác tiếp công dân phục vụ kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.

Được biết, trong khoảng thời gian diễn ra kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đến nay, Trụ sở Ban tiếp dân Trung ương đã tiếp 5.356 công dân đến trình bày 1.348 vụ việc, số lượt đoàn đông người là 139.

Trong đó, khiếu nại có 887 vụ việc, tố cáo có 156 vụ việc, phản ánh và kiến nghị có 305 vụ việc. Nội dung khiếu kiện chủ yếu thuộc lĩnh vực hành chính và tư pháp. So với thời gian giữa hai kỳ họp trước, số lượt người tăng 1,5%, số vụ việc giảm 22,9%, số lượt đoàn đông người giảm 12%.

Tại hội nghị, đại diện Ban tiếp dân Trung ương đã báo cáo về tình hình tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo trong khoảng thời gian diễn ra kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đến nay.

Theo đó, Trụ sở Ban tiếp dân Trung ương đã tiếp 5.356 công dân đến trình bày 1.348 vụ việc, số lượt đoàn đông người là 139. Trong đó, khiếu nại có 887 vụ việc, tố cáo có 156 vụ việc, phản ánh và kiến nghị có 305 vụ việc.

Nội dung khiếu kiện chủ yếu thuộc lĩnh vực hành chính và tư pháp. So với thời gian giữa hai kỳ họp trước, số lượt người tăng 1,5%, số vụ việc giảm 22,9%, số lượt đoàn đông người giảm 12%.

Đại diện Bộ Công an cũng đã thông tin tới hội nghị về tình hình an ninh trật tự và kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian diễn ra kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.

Thảo luận những biện pháp nhằm tổ chức hiệu quả công tác tiếp công dân trong thời gian diễn ra kỳ họp sắp tới, các ý kiến tại hội nghị đề nghị các Bộ, Ban, ngành của Trung ương tiếp tục thực hiện nghiêm túc kế hoạch phối hợp tiếp công dân, đảm bảo an ninh trật tự đã đề ra; quán triệt thường trực tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo để đảm báo sự thống nhất trong toàn quốc.

Cùng với đó, đề nghị các địa phương thành lập Tổ công tác có đủ thẩm quyền để phối hợp xử lý tình huống khi có yêu cầu. Tăng cường quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Xử lý kịp thời các vụ việc mới phát sinh, đồng thời nắm chắc tình hình diễn biến những vụ việc phức tạp để chủ động giải quyết…

Một số đại biểu đề nghị Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với các cơ quan chức năng thu thập, củng cố chứng cứ lập hồ sơ để có biện pháp xử ký kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với những người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật, gây rối trật tự công cộng; có giải pháp hạn chế, ngăn ngừa sự tham gia của một số tổ chức có hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để lôi kéo công dân tập trung đông người, khiếu kiện dài ngày gây ảnh hưởng đến an  ninh, chính trị của đất nước.

Đặc biệt, Công an TP Hà Nội và TPHCM được đề nghị tăng cường lực lượng để đảm bảo an ninh, trật tự tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, an toàn cho cán bộ công chức tiếp công dân trong thời gian diễn ra kỳ họp.

Theo kế hoạch, Ban Dân nguyện sẽ tổng hợp báo cáo tình hình tiếp công dân phục vụ kỳ họp với lãnh đạo Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội vào thời gian giữa kỳ họp, khi kết thúc kỳ họp và trong trường hợp đột xuất.

Ban cũng sẽ phối hợp với Thanh tra Chính Phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố tổ chức tốt công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư trong thời gian diễn ra kỳ họp.

Tin cùng chuyên mục