Sáng nay, trẻ em từ 5 tới dưới 12 tuổi bắt đầu được tiêm vaccine Covid-19

Trong số 63 tỉnh thành của cả nước, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 5 tới dưới 12 tuổi. Loại vaccine Covid-19 được sử dụng là vaccine Moderna do Chính phủ Australia tài trợ và đã được Viện Kiểm định vaccine và sinh phẩm y tế vaccine, Bộ Y tế kiểm định bảo đảm an toàn chất lượng.

Sáng 14-4, tại Quảng Ninh, Bộ Y tế đã phát động chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và hưởng ứng "Tuần lễ tiêm chủng năm 2022".

Trong số 63 tỉnh thành của cả nước, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 5 tới dưới 12 tuổi. Loại vaccine Covid-19 được sử dụng là vaccine Moderna do Chính phủ Australia tài trợ và đã được Viện Kiểm định vaccine và sinh phẩm y tế vaccine, Bộ Y tế kiểm định bảo đảm an toàn chất lượng.

Vaccine Moderna tiêm cho trẻ em trong độ tuổi nêu trên có liều 0,25ml/trẻ, bằng 1/2 liều cơ bản của người lớn. Trẻ được tiêm 2 mũi, cách nhau 4 tuần. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong sáng nay, những trẻ em đang học lớp 6 tại Quảng Ninh được tiêm vaccine Covid-19 Moderna trước tiên, sau đó sẽ hạ dần độ tuổi trẻ được tiêm vaccine.

Sáng nay, trẻ em từ 5 tới dưới 12 tuổi bắt đầu được tiêm vaccine Covid-19 ảnh 1 Những học sinh lớp 6 đầu tiên ở Quảng Ninh và Việt Nam được tiêm vaccine Covid-19

Theo Phó giáo sư Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, để bảo đảm an toàn tiêm chủng cho trẻ em trong độ tuổi trên, Bộ Y tế yêu cầu các điểm tiêm chủng và nhân viên phải thực hiện nghiêm túc, chuẩn xác các hướng dẫn của Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Đồng thời các bậc phụ huynh chỉ đưa con em mình đi tiêm chủng khi trẻ thực sự khỏe mạnh. Khi các cháu có biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19 hoặc mệt mỏi thì tránh đưa trẻ đến điểm tiêm chủng. Trước khi tiêm chủng, các cha mẹ cần chia sẻ đầy đủ tình trạng sức khỏe của trẻ với nhân viên y tế trước khi tiêm để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Cùng với đó, sau khi tiêm vaccine, trẻ ở lại điểm tiêm chủng 30 phút, sau đó về nhà theo dõi. Đặc biệt, trong 3 ngày sau khi trẻ được tiêm vaccine, phụ huynh và giáo viên cần quan sát trẻ, diễn biến sốt hay có thay đổi màu sắc da, niêm mạc mắt, trẻ có nổi ban hay không để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế chăm sóc.

Đối với các nhà trường yêu cầu giáo viên không tổ chức các hoạt động vận động thể lực mạnh như: chạy, nhảy… vì điều này sẽ dễ gây nhầm lẫn với các phản ứng sau tiêm như tim đập nhanh, khó thở dẫn đến khó khăn trong việc theo dõi.

Sáng nay, trẻ em từ 5 tới dưới 12 tuổi bắt đầu được tiêm vaccine Covid-19 ảnh 2 Bộ Y tế bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 5 tới dưới 12 tuổi

Về phản ứng sau tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 tới dưới 12 tuổi, Phó Viện trưởng Dương Thị Hồng cho biết, các phản ứng sau tiêm đối với trẻ này tương tự như đối với nhóm từ 12 - 17 tuổi. 

Cụ thể, người tiêm có thể gặp tình trạng đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm, kiệt sức, đau đầu tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm, đau cơ và ớn lạnh. Một số phản ứng có thể xảy ra gồm phổ biến và bất thường như sốt, phát ban, tím tái, mệt mỏi, li bì,... có thể xảy ra sau 4-8 giờ. Các tình trạng này thường giảm sau 1-2 ngày đầu. Do đó, nếu những biểu hiện này có dấu hiệu trầm trọng hơn, cha mẹ cần liên hệ và đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất.

Tin cùng chuyên mục