Có sẵn công nghệ để doanh nghiệp tiếp cận
Từ năm 2016 đến nay, các đơn vị của Đại học Quốc gia TPHCM (ĐHQG-HCM) đã thực hiện khoảng trên 3.000 hợp đồng chuyển giao công nghệ và dịch vụ khoa học - công nghệ (KH-CN) với tổng doanh thu trung bình hàng năm đạt trên 250 tỷ đồng. Đồng thời, hàng trăm tài sản sở hữu trí tuệ đã được đăng ký bảo hộ, trong đó khoảng 60% là các sáng chế, giải pháp hữu ích và thiết kế bố trí mạch tích hợp có tiềm năng thương mại hóa. Theo TS Lâm Quang Vinh, Trưởng ban KH-CN, ĐHQG-HCM, trong “Kết nối phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực của TPHCM”, ĐHQG-HCM đã khẳng định là một trong những đơn vị đứng đầu cả nước về công bố khoa học, đặc biệt là trên các tạp chí quốc tế uy tín trong danh mục cơ sở dữ liệu Web of Science, Scopus (số lượng công bố quốc tế tăng đều khoảng 14%/năm, số công bố bài báo khoa học trên các tạp chí và hội nghị trong và ngoài nước trung bình đạt trên 4.500 bài/năm, trong đó có trên 800 bài báo quốc tế ISI có uy tín/năm).
Ngoài ra, ĐHQG-HCM cũng đã được chọn làm một trong 3 IP HUB của Việt Nam sau khi tham gia ứng cử và trải qua cuộc phỏng vấn với WIPO. Các IP HUB này sẽ cùng với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) hình thành một mạng lưới nhằm tăng cường số lượng IP, thúc đẩy hoạt động thương mại hóa từ các IP trong nước, kết nối với hoạt động IP của khu vực và trên thế giới.
“ĐHQG-HCM đã hình thành 13 nhóm nghiên cứu mạnh có khả năng tiếp cận trình độ khu vực và thế giới, bao gồm các lĩnh vực: khoa học vật liệu, đặc biệt là vật liệu nano khung cơ kim (MOF); ứng dụng tế bào gốc; bảo tồn gen; công nghệ sinh học phân tử; dữ liệu lớn; trí tuệ nhân tạo (AI, Smart city); kinh tế - luật/tài chính - ngân hàng; khoa học xã hội và nhân văn/quan hệ quốc tế, du lịch; dược liệu; vi mạch; tính toán hiệu năng cao; cơ khí tự động hóa; môi trường, quản lý nước và biến đổi khí hậu… Đây là những nhóm nghiên cứu mạnh sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp”, TS Lâm Quang Vinh cho biết.
Cần cơ chế, chính sách thông thoáng
Tính từ khi triển khai thực hiện “Chương trình kích cầu đầu tư” theo Quyết định số 50/2015/QĐ-UBND ngày 30-10-2015, UBND TPHCM đã thực hiện phê duyệt 281 dự án tham gia “Chương trình kích cầu đầu tư”, trong đó ở lĩnh vực công nghệ cao có 17 dự án với tổng mức đầu tư 3.006,014 tỷ đồng, số vốn được hỗ trợ lãi suất 1.051,313 tỷ đồng; lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có 15 dự án với tổng mức đầu tư là 1.393,819 tỷ đồng, số vốn được hỗ trợ lãi suất là 584,276 tỷ đồng. |
Tin cùng chuyên mục

Viettel đóng góp vào sự phát triển CNTT-TT TPHCM

Ứng dụng công nghệ phục vụ đời sống

Sản phẩm phần cứng so kè từng điểm

Hứa hẹn từ 5G

Hiểu rõ về gói cước khi dùng 3G, 4G

NaOClean xử lý hiệu quả 99,9% vi khuẩn thông thường trong 30 giây

Quyết liệt thúc đẩy phát triển KH-CN nước nhà

Khai trương Hệ thống Chia sẻ và giám sát thông tin phục vụ chính phủ điện tử

Có gì đặc biệt trong nền tảng công nghệ IoT "Made in VNPT"?
