Sắc xuân trên non thiêng Yên Tử

Chìm trong mưa xuân nhè nhẹ, non thiêng Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh) trong những ngày này thảnh thơi, bình yên đến lạ. 

 

Do ảnh hưởng bởi Covid- 19, mùa lễ hội Yên Tử năm nay không có cảnh người chen người, song có lẽ cũng nhờ vậy du khách có thể thảnh thơi khám phá vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, yên tĩnh và trầm mặc linh thiêng nơi đất Phật.

Sắc xuân trên non thiêng Yên Tử ảnh 1
Mở cửa trở lại từ ngày 11-3, tính đến thời điểm này, Khu di tích và danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh) đã đón tiếp hơn 34 ngàn lượt du khách đến từ các địa phương. Con số này ước chỉ đạt 1/10 so với cùng thời điểm những năm trước.
Sắc xuân trên non thiêng Yên Tử ảnh 2 Không gian trầm mặc, cổ kính nơi non cao Yên Tử 
Ông Lê Trọng Thanh, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển Tùng Lâm cho biết, vào những mùa lễ hội trước đây, cáp treo Yên Tử thường hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu của du khách, nhưng năm nay, công suất đã giảm hơn nửa. Sau khi mở cửa trở lại, lượng du khách đến di tích Yên Tử tham quan, chiêm bái rất vắng vẻ, kể cả dịp cuối tuần. 
Sắc xuân trên non thiêng Yên Tử ảnh 3 Cây đại 700 năm tuổi trước chùa Hoa Yên với thân và gốc xù xì, rêu phong thời gian
Tại các khu vực tiếp đón du khách, cổng ra vào, dọc đường hành hương và tại các điểm dừng chân như chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, trên đỉnh Chùa Đồng…, công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 được thực hiện chặt chẽ.
Sắc xuân trên non thiêng Yên Tử ảnh 4 Mai vàng Yên Tử nở hoa sáng rực  
Sắc xuân trên non thiêng Yên Tử ảnh 5 Hoa mai vàng nở muộn vào cuối xuân, đợi khi xuân “chín” hoa mới bung tỏa sắc hương bên những búp lộc, lá non xanh nõn căng tràn nhựa sống, tỏa mùi thơm dịu nhẹ, thanh khiết
Sắc xuân trên non thiêng Yên Tử ảnh 6 Tháng 2 âm lịch là thời điểm hoa mai vàng nở rộ và thường kéo dài trong 1 tháng. Cành mai vươn ra đón nắng xuân, gió xuân, tô điểm thêm cho bức tranh xuân của đất trời Yên Tử
Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng BQL Khu di tích và Rừng quốc gia Yên Tử cho biết thường xuyên phân công lực lượng, phối hợp với nhà chùa trong việc hướng dẫn du khách trong khi hành lễ, giữ khoảng cách đảm bảo an toàn và yêu cầu người dân thường xuyên đeo khẩu trang trong quá trình lễ Phật…”.
Tại khu vực cửa ra vào, du khách được đo thân nhiệt, khai báo y tế bằng tờ khai và mã QR-Code, sau đó được kiểm tra và đóng dấu mới được vào bên trong khu di tích.
Sắc xuân trên non thiêng Yên Tử ảnh 7 Số du khách đến Yên Tử năm nay ước chỉ khoảng chưa tới 1/10 con số mọi năm, trước khi có dịch Covid- 19. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn các nguy cơ lây lan trong cộng đồng thì con số này đảm bảo an toàn cho công tác phòng, chống Covid-19
Sắc xuân trên non thiêng Yên Tử ảnh 8 Sau khi làm công tác khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt, xịt khử khuẩn, du khách "vượt qua" phần kiểm tra phòng dịch sẽ được đóng dấu đỏ hình lá bồ đề
Đặc biệt, để đảm bảo tối đa sự an toàn cho người dân và du khách, Khu di tích Yên Tử thực hiện nghiêm quy tắc “Con số 2”: Xe cách xe 200m; đoàn khách cách đoàn 20m; người cách người 2m; không tập trung quá 20 người tại một điểm; xe điện, cabin cáp treo hoạt động không quá 1/2 công suất...
Sắc xuân trên non thiêng Yên Tử ảnh 9 Hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử đang được xúc tiến xây dựng trình UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới với phạm vi 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương

Tin cùng chuyên mục