Rừng Thượng Sơn bị tàn phá nghiêm trọng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu nhận định, vụ phá rừng ở tiểu khu 235, thôn Thượng Sơn khá nghiêm trọng và ông đặt dấu hỏi: Tại sao các đối tượng phá rừng như vậy mà xã lại không hay biết gì?

Liên quan đến vụ phá rừng ở tiểu khu 235, thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định), Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có ý kiến chỉ đạo, giao Công an tỉnh chỉ đạo Công an huyện Tây Sơn điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng tàn phá rừng. 

Rừng bị tàn phá với cây gỗ khá lớn, có thể để lấy đất trồng keo tràm

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định giao Sở NN-PTNT chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Tây Sơn xử lý trách nhiệm kiểm lâm địa bàn để xảy ra vụ việc trên, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh trước ngày 15-8-2020.

Ngày 20-7-2020, lãnh đạo Sở NN-PTNT Bình Định cùng với đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định, Hạt Kiểm lâm huyện Tây Sơn, UBND xã Tây Thuận đã đi kiểm tra hiện trường vùng rừng bị tàn phá.

Hai ngày sau, kết quả kiểm tra được Sở NN-PTNT báo cáo lên UBND tỉnh Bình Định. Theo đó, địa điểm rừng bị phá tại khoảnh 2, 3, tiểu khu 235, thôn Thượng Sơn. Số lượng cây gỗ bị cưa hạ là 18 gốc (gỗ cà te, kơ-nia, giẻ…) đường kính từ 10cm đến 45cm bị chặt hạ. Tổng diện tích bị lâm tặc tàn phá là 1.174m².

Rừng Thượng Sơn bị tàn phá nghiêm trọng ảnh 2 Nhiều cây rừng tự nhiên có đường kính lớn bị cưa phẳng cội
Rừng Thượng Sơn bị tàn phá nghiêm trọng ảnh 3 Hai cây rừng tự nhiên nằm sát nhau có đường kính khá lớn bị cưa phẳng trơ cội

Theo báo cáo này, diện tích rừng bị tàn phá là rừng thường xanh nghèo do UBND xã Tây Thuận và các hộ gia đình được giao rừng theo dự án KFW6 để khoanh nuôi, tái sinh rừng.

Tuy nhiên, mới đây làm việc với báo chí, qua đối chiếu với các tài liệu phóng viên cung cấp, ông Trần Châu cho biết, đây là vụ phá rừng khá nghiêm trọng. “Phá rừng ghê gớm, tại sao họ làm vậy mà xã hay kiểm lâm địa bàn không hay biết thì quá vô lý?”, ông Châu nói.

Qua đó, ông Châu tiếp tục yêu cầu Công an tỉnh Bình Định cùng phối hợp với các đơn vị chức năng cần xác định lại diện tích, đường kính cây rừng bị tàn phá. 

Gỗ giẻ đỏ bị cưa phẳng cội nằm trơ gan

>>> Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận tại hiện trường:

Rừng Thượng Sơn bị tàn phá nghiêm trọng ảnh 6 Từ hiện trường vụ phá rừng, các đơn vị chức năng nhận định các đối tượng phá rừng để lấy gỗ đi bán, đốt than, lấy đất trồng rừng sản xuất
Rừng Thượng Sơn bị tàn phá nghiêm trọng ảnh 7
Rừng Thượng Sơn bị tàn phá nghiêm trọng ảnh 8
Rừng Thượng Sơn bị tàn phá nghiêm trọng ảnh 9 Gỗ lớn bị cưa hạ với các mốc thời gian khác nhau, có số bị cưa hạ từ nhiều tháng trước
Rừng Thượng Sơn bị tàn phá nghiêm trọng ảnh 10
Rừng Thượng Sơn bị tàn phá nghiêm trọng ảnh 11 Kiểu phá rừng manh mún, gặm nhấm rồi phát đốt trắng để trồng cây sản xuất
Rừng Thượng Sơn bị tàn phá nghiêm trọng ảnh 12
Rừng Thượng Sơn bị tàn phá nghiêm trọng ảnh 13 Hai cây gỗ vừa bị cưa hạ cội còn tứa nhựa
Rừng Thượng Sơn bị tàn phá nghiêm trọng ảnh 14 Tang vật thu giữ tại hiện trường. Đây là nhớt máy dùng cho cưa lốc

Tin cùng chuyên mục