Quy trình canh tác giống lúa mới thích ứng biến đổi khí hậu

Phối hợp với Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng, Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau) cùng xây dựng mô hình trồng giống lúa mới với quy trình canh tác tiên tiến, thích ứng biến đổi khí hậu: hạn, mặn...

 Mô hình triển khai đầu năm 2020 đến tháng 5-2020 trên 40ha lúa tại Hợp tác xã Nông nghiệp Mỹ Đức (Sóc Trăng) với hơn 20 thành viên tham gia, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác theo sản phẩm lúa gạo quốc gia của của Viện Lúa ĐBSCL.

Đạm Cà Mau cung cấp và hướng dẫn cách sử dụng phân bón (N46.Plus, N.Humate TE; Ure Bio; NPK Cà Mau; DAP Cà Mau và Kali Cà Mau) hiệu quả như đúng liều lượng, tiết kiệm. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng kiểm tra độ mặn để khuyến cáo thời điểm thích hợp lấy nước vào ruộng - có ý nghĩa quan trọng khi hạn mặn đỉnh điểm. Khi bị khô hạn, áp dụng biện pháp quản lý nước AWD (ngập khô xen kẽ).

Theo tiến sĩ Ole Sander, Trưởng đại diện Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) tại Việt Nam, với kỹ thuật trồng lúa hiện nay ở ĐBSCL cần đến 2.000 lít nước để sản xuất 1kg lúa. Kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ giúp tiết kiệm 30% nước tưới, giảm 50% phát thải khí CH4 và tăng năng suất 9%-15%.

Tin cùng chuyên mục