Quy định nổ súng: Giới hạn mong manh giữa nhiệm vụ và vi phạm pháp luật

Sáng 22-4, trong khuôn khổ phiên họp thứ 9, UBTVQH đã cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý (lần 2) dự án Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt phát biểu tại phiên họp Tại
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt phát biểu tại phiên họp Tại

Nhiều ý kiến trong Ủy ban tiếp tục bày tỏ quan tâm đến quy định nổ súng (Điều 21 dự thảo Luật Chính phủ trình).

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Võ Trọng Việt cho biết, tại phiên họp thứ 6, Thường trực UBQPAN đã báo cáo UBTVQH nội dung chỉnh lý Điều 21 về quy định nổ súng theo hướng “cần quy định đầy đủ về nguyên tắc và các trường hợp được phép nổ súng làm căn cứ để các lực lượng thi hành công vụ thực hiện; đồng thời là cơ sở để các luật chuyên ngành cụ thể hóa quy định về nổ súng cho phù hợp”.

 Công văn số 3590, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến đề nghị “giữ nguyên quy định về mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội là một trong những căn cứ quyết định nổ súng để báo cáo Quốc hội quyết định”.

Tiếp thu ý kiến Thủ tướng Chính phủ và ý kiến của Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực UBQPAN đã phối hợp với cơ quan soạn thảo nghiên cứu, giữ lại nội dung này như ý kiến của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, để quy định cụ thể, rõ ràng hơn, Thường trực UBQPAN thống nhất với cơ quan soạn thảo tách Điều 21 thành 2 điều (Điều 21a về nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng; Điều 21b về các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự) như dự thảo Luật.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga vẫn băn khoăn: “Trường hợp được nổ súng là quy định rất quan trọng, vì giới hạn mong  manh giữa yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ và vi phạm pháp luật. Nếu tất cả các trường hợp nổ súng là quy định chi tiết vào Luật thì có bao quát hết được không, nhất là trong bối cảnh nguy cơ khủng bố đang gia tăng hiện nay. Nếu cụ thể thì phải rà soát để cụ thể hết, không cần luật khác nữa, còn nếu không quy định nguyên tắc chung rồi phải dẫn chiếu sang pháp luật khác”.

Về các đối tượng không được nổ súng, bà Lê Thị Nga, nói: “Nếu “người cao tuổi” mà tính từ 60 tuổi trở lên thì vẫn rất khỏe, cứ đối tượng đó là không được sử dụng vũ khí quân dụng thì có hợp lý không”?

Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Vương cũng cho rằng, Luật chỉ nên phân loại 2 trường hợp nổ súng cảnh báo và nổ súng, đồng thời nêu nguyên tắc chung, còn cụ thể không khả thi. Chẳng hạn, nếu đối tượng vi phạm pháp luật có hành vi tạt chất độc, có khả năng làm chết nhiều người, thậm chí phải bắn hạ ngay, lại phải đi tìm hiểu, xác minh khẳng định rồi mới nổ súng thì rất khó…

Tin cùng chuyên mục