Quan tâm người lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Quốc hội vừa thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi, theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Quan tâm người lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

 Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn, nhưng không quá 5 tuổi so với quy định. Quốc hội đã cân nhắc, chọn giải pháp phù hợp trong bối cảnh kinh tế - xã hội nước ta hiện nay cần tăng năng suất lao động, tránh vỡ quỹ bảo hiểm xã hội; đồng thời không tăng giờ làm thêm để bảo đảm sức khỏe và thời gian nghỉ ngơi cho người lao động. Tuy nhiên, kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và nhiều đại biểu về việc giảm giờ làm trong khu vực doanh nghiệp còn 44 giờ/tuần (người lao động nghỉ chiều thứ bảy và chủ nhật) để tạo điều kiện cho họ chăm sóc gia đình, tái tạo sức khỏe, chưa được đa số đại biểu Quốc hội tán thành để luật hóa.

Thực tế, công nhân lao động trực tiếp, làm việc ở môi trường nắng nóng, khói bụi, nặng nhọc và độc hại, lại không được nghỉ ngày thứ bảy, tuần làm việc phải đủ 48 giờ, thậm chí có khi phải tăng ca, không có ngày nghỉ trong tuần. Bản thân người lao động dù là lao động trực tiếp hay gián tiếp cũng cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong tuần, và việc giảm giờ lao động còn 44 giờ/tuần là điều mà người lao động mong muốn. 

 Rất mong các văn bản hướng dẫn thực thi Bộ luật Lao động sửa đổi sẽ có quy định cụ thể thời gian làm thêm, thời gian nghỉ ngơi hợp lý với tất cả đối tượng lao động, thực sự quan tâm đối tượng người lao động làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm và trong môi trường độc hại.

Tin cùng chuyên mục