Quá nửa số đơn khiếu nại, tố cáo không đủ điều kiện thụ lý ​

Trong kỳ báo cáo, các tòa án đã nhận được 20.663 đơn các loại (chưa cộng số đơn chưa giải quyết năm 2021 chuyển sang), giảm 1.141 đơn so với cùng kỳ năm 2021. Qua phân loại, có 9.390 đơn đủ điều kiện thụ lý (11.273 đơn không đủ điều kiện thụ lý); trong đó chủ yếu là đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và các đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng.
Tại phiên họp thứ 15, UBTVQH xem xét các báo cáo của Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2022
Tại phiên họp thứ 15, UBTVQH xem xét các báo cáo của Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2022

Theo Báo cáo thẩm tra các báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2022 vừa được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), các báo cáo của Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC đã phản ánh cơ bản đầy đủ tình hình khiếu nại, tố cáo trong năm 2022; kết quả đạt được và những hạn chế, khó khăn; dự báo tình hình và đề ra các giải pháp trong thời gian tới.

Tuy nhiên, Báo cáo của TANDTC chưa phân tách rõ số đơn tố cáo đúng, đúng một phần, tố cáo sai trong tổng số đơn tố cáo đã giải quyết xong trong hoạt động tố tụng (291/316 đơn); chưa đánh giá về chất lượng kháng nghị giám đốc thẩm.

Trong khi đó, báo cáo của VKSNDTC chưa thật sự bám sát đề cương yêu cầu của Ủy ban Tư pháp: chưa phân tích số liệu đơn chưa giải quyết từ năm trước chuyển sang, nhất là đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; một số nội dung trong báo cáo chưa có đánh giá, so sánh với năm 2021; chưa đánh giá kết quả giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trên tổng số đơn thuộc trách nhiệm giải quyết…

Để có căn cứ đánh giá toàn diện về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong năm 2022, đề nghị TANDTC, VKSNDTC rà soát, bổ sung các nội dung này trong báo cáo trình Quốc hội (tại kỳ họp thứ 4, tháng 10-2022).

Theo báo cáo của TANDTC, năm 2022, số lượng đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc trách nhiệm giải quyết của các tòa án mặc dù giảm, nhưng tính chất, mức độ vẫn có phần phức tạp; một số trường hợp khiếu nại kéo dài qua nhiều cấp, đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền nhưng đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại.

Trong kỳ báo cáo, các tòa án đã nhận được 20.663 đơn các loại (chưa cộng số đơn chưa giải quyết năm 2021 chuyển sang), giảm 1.141 đơn so với cùng kỳ năm 2021. Qua phân loại, có 9.390 đơn đủ điều kiện thụ lý (11.273 đơn không đủ điều kiện thụ lý); trong đó chủ yếu là đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và các đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng. Đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm giảm 1.651 đơn; đơn khiếu nại, tố cáo trong tố tụng giảm 497 đơn.

Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngành toà án đã giải quyết được 97,3% đơn khiếu nại và 93,5% đơn tố cáo.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành tòa án còn một số hạn chế: tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong 10 tháng qua mới đạt 41,5%, chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội giao (từ 60% trở lên), giảm so cùng kỳ năm trước 1,3%.

Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính: Trong số 3.598 đơn khiếu nại đã giải quyết, có 160 đơn khiếu nại đúng (chiếm 4,4%), 164 đơn khiếu nại đúng một phần (chiếm 4,5%) trên tổng số đơn đã giải quyết.

Theo báo cáo của VKSNDTC, năm 2022, tình hình khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tiếp tục có diễn biến phức tạp. Mặc dù số lượt công dân trực tiếp đến khiếu nại, tố cáo tại các trụ sở tiếp công dân giảm 23,4% so với năm 2021 nhưng các vụ đông người lại có chiều hướng gia tăng. Số lượng đơn đã tiếp nhận, số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của viện kiểm sát nhân dân giảm so với năm trước nhưng số đơn tố cáo tăng (tăng 50,5%); số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

Qua theo dõi, Ủy ban Tư pháp nhận thấy, hiện tượng công dân khiếu nại vượt cấp có chiều hướng gia tăng. Xuất hiện phổ biến hơn việc tố cáo về hành vi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng ngay sau khi khiếu nại, tố cáo, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm không được chấp nhận; nhiều vụ việc đã được xem xét, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật nhưng đương sự không chấp nhận và tiếp tục khiếu nại kéo dài. Ngoài ra, số đơn không thuộc thẩm quyền của VKSND tiếp tục chiếm tỷ lệ lớn (44,4%), gây áp lực về khối lượng công việc và ảnh hưởng đến kết quả, tiến độ giải quyết của VKSND các cấp.

Tin cùng chuyên mục