Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định ban hành danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. 
Cơ quan chức năng kiểm tra hàng phế liệu tại cảng Cát Lái (TPHCM)
Cơ quan chức năng kiểm tra hàng phế liệu tại cảng Cát Lái (TPHCM)

Cụ thể gồm phế liệu sắt, thép như phế liệu và mảnh vụn của gang; phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim bằng thép không gỉ; phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép tráng thiếc; phế liệu nhựa như phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Etylen (PE) dạng xốp, không cứng; phế liệu giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa), giấy hoặc bìa khác đã được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình hóa học đã tẩy trắng, chưa nhuộm màu toàn bộ...

Quy định về lộ trình đối với một số loại phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất đến hết ngày 31-12-2021, bao gồm giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa); xỉ hạt (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép (xỉ hạt lò cao)...

Đối với điều khoản chuyển tiếp, các loại phế liệu được nhập khẩu từ nước ngoài theo giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, được tiếp tục nhập khẩu đến hết hiệu lực của giấy xác nhận. 

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nửa năm 2020, số lượng nhập khẩu phế liệu sắt thép các loại đạt 2,61 triệu tấn, trị giá 663,81 triệu USD; giá trung bình 254,2 USD/tấn, tăng 8,6% về lượng, nhưng giảm 12,9% kim ngạch và giảm 19,9% về giá, so với cùng kỳ năm 2019.

Tin cùng chuyên mục