Nông trấn - mô hình có thể ứng dụng ở ĐBSCL?

“Nông trấn” có thể gọi là mô hình “xã nông nghiệp”, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học công nghệ ngay tại vùng nông thôn nhằm thay đổi nếp nghĩ, môi trường lao động, đời sống… của người nông dân, dựa trên sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế, tổ chức quản lý. Để hiểu rõ thêm về mô hình tiên tiến này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Ngô Đại Việt, người có nhiều năm gắn bó, trăn trở với đời sống người nông dân ĐBSCL.
Nông trấn - mô hình có thể ứng dụng ở ĐBSCL?

“Nông trấn” có thể gọi là mô hình “xã nông nghiệp”, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học công nghệ ngay tại vùng nông thôn nhằm thay đổi nếp nghĩ, môi trường lao động, đời sống… của người nông dân, dựa trên sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế, tổ chức quản lý. Để hiểu rõ thêm về mô hình tiên tiến này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Ngô Đại Việt, người có nhiều năm gắn bó, trăn trở với đời sống người nông dân ĐBSCL.

Trồng hoa lan chất lượng cao, một loại hình kinh tế sẽ phát triển tốt trong mô hình Nông trấn.

Trồng hoa lan chất lượng cao, một loại hình kinh tế sẽ phát triển tốt trong mô hình Nông trấn.

° PV: Lũ sông Cửu Long năm nay về chậm, mực nước lũ được xem là thấp kỷ lục trong 20 năm qua. Hệ quả là đời sống hàng triệu nông dân gặp nhiều khó khăn. Tại sao lại như vậy, thưa tiến sĩ?

° TS NGÔ ĐẠI VIỆT: Vùng đất này 30 năm trước khi tôi đến, cũng như bây giờ, trù phú, màu mỡ nhưng đời sống người dân… vẫn nghèo. Ngoài nghề trồng trọt, người nông dân cũng dần phát triển nghề đánh bắt thủy, hải sản, tận dụng lợi thế sông nước. Tuy vậy, diện tích đất được phù sa bồi ngày càng thu hẹp, đất đai phần lớn không được cải tạo, hệ thống thủy lợi phục vụ cả trồng trọt và chăn nuôi không được đầu tư đúng mức… khiến cả nghề lúa, nghề cá, nghề tôm bấp bênh. Đã thế, việc sống chung với lũ thụ động, không chủ động đối phó, đời sống, sản xuất bấp bênh theo con nước.

° Tiến sĩ đánh giá thế nào về những giải pháp, cơ chế, chính sách nước ta đã và đang thực hiện tại ĐBSCL?

° Nhà nước đã làm rất nhiều, từ phát triển điện - đường - trường - trạm tới cơ khí hóa canh tác nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, một số giải pháp mùa lũ thì vẫn chỉ chủ yếu là chống lũ: xẻ kênh, đắp đập, tôn nền… Các giải pháp này giúp cuộc sống người dân tránh khỏi ảnh hưởng của lũ (hư hại cây trồng, trẻ nhỏ chết đuối…) nhưng lại bỏ đi những hạt phù sa quý giá. Do vậy cần chủ động, lũ về thì nhờ lũ, không về cũng chẳng sao. Trong 30 năm qua, tôi đã trăn trở nhiều về vấn đề này, đã xây dựng được đề cương chi tiết mô hình “Nông trấn” có thể giải quyết thực trạng trên.

° Vậy Nông trấn sẽ được xây dựng như thế nào?

° Cụ thể, quy hoạch Nông trấn trên một cụm dân cư khoảng 12.000 người, diện tích khoảng 1.600ha. Đầu tiên, cần nạo vét, đào mới 120 ha ao, hồ (chứa nước, nuôi trồng thủy sản…) đắp thành 120 ha đất nền cao để xây dựng nhà cửa, trường học, trạm xá, nhà xưởng chế biến thực phẩm… Còn 1.360 ha, lấy tiếp 180 ha làm kênh mương, đường xá, đồng cỏ, trại chăn nuôi, nghĩa trang… 1.180 ha còn lại dùng trồng lúa, hoa màu.

° Sản phẩm từ Nông trấn sẽ được giải quyết ra sao?

° Như tôi đã nói, sản phẩm nông nghiệp mà sạch, hàng loạt, chất lượng đồng đều, không tự phát… chắc chắn giá cả sẽ cao hơn hiện tại. Ngoài ra, phải hướng tới chăn nuôi, công nghiệp chế biến ngay tại nông trấn. Ví dụ, 1ha đất trồng lúa, lãi cao nhất chỉ khoảng 15 triệu đồng/năm. Trong khi nuôi cá hiện nay có thể lời tới 1 tỷ đồng/ha  mặt nước (2 vụ/năm). Như vậy, lợi nhuận mang lại của 1m2 lúa chỉ 1.500 đồng/năm, trong khi nuôi cá là 1 triệu đồng/năm. Ước tính, chỉ lợi nhuận thu được từ trồng lúa, nuôi bò, nuôi cá, chế biến thực phẩm… có thể lên tới 50 – 100 tỷ đồng. Như vậy, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân sẽ được cải thiện, nâng cao lên nhiều lần.

° Vậy cái hại, bất cập cũng như  khó khăn khi xây Nông trấn là gì?

° Để làm được Nông trấn, cần rất nhiều vốn đầu tư. Theo tính toán của tôi, để xây dựng 1 nông trấn, cần đầu tư khoảng 200 tỷ đồng (cho 2.000 hộ dân), cũng tương đương số tiền nhà nước đầu tư xây dựng 164 cụm dân cư tránh lũ (trung bình hơn 100 tỷ/1.000 hộ). Đến nay, số vốn cần dùng sẽ tăng lên gấp đôi. Tuy vậy, giải pháp bây giờ là Nhà nước và nhân dân cùng làm: nhà nước quy hoạch, đầu tư hạ tầng cơ bản, người dân góp vốn, đầu tư xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị kỹ thuật ngay tại Nông trấn. Nếu Nhà nước đứng ra đầu tư xây dựng thí điểm 1 Nông trấn hoàn thiện, thiết lập được sự chỉ đạo của Nhà nước, mối dây chặt chẽ giữa nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà nông, Nông trấn chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả.

° Liệu Nông trấn sẽ làm thay đổi bộ mặt nông thôn ĐBSCL?

° Nông trấn sẽ giải quyết cả 3 vấn đề: nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Về nông nghiệp, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cơ giới hóa canh tác, điều tiết cơ cấu sản phẩm… chắc chắn sẽ giúp tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Về nông thôn, Nông trấn sẽ trở thành cụm dân dư nông thôn hiện đại, hạ tầng được quy hoạch hợp lý. Trong Nông trấn cũng có trường học, trạm xá (hoặc bệnh viện), chợ, khu vui chơi giải trí… góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Đặc biệt, người nông dân làm chủ đồng ruộng, làm chủ sản xuất, thành trọng tâm của việc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn. Thậm chí, khi được trực tiếp làm việc với các chuyên gia nông nghiệp, nước ta sẽ tạo được đội ngũ nông dân giỏi, hoàn toàn có thể xuất khẩu lao động làm việc trong lĩnh vực này… Ngoài ra, do được quy hoạch hoàn chỉnh, với ao hồ, đồng cỏ, sông nước mênh mông, môi trường trong lành, mỗi Nông trấn sẽ trở thành một điểm thu hút du lịch lý thú, đặc biệt là trong mùa nước nổi

KIÊN GIANG (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục