Những “heo vàng” đầu tiên chào đời đúng thời khắc giao thừa

5 bé trai và 1 bé gái đã cất tiếng khóc chào đời đúng thời khắc giao thừa của năm Mậu Tuất sang Kỷ Hợi tại Bệnh viện Từ Dũ TPHCM. Em bé nặng nhất lên đến 3,8 kg. Đây là những công dân "heo vàng" đầu tiên của năm 2019. 

Các y bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ TPHCM đón những công dân "heo vàng" đầu tiên

10 phút trước giờ giao thừa, bác sĩ Lê Quang Thanh - Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, dặn dò các đồng nghiệp cùng canh lại đồng hồ cho thật chuẩn. Đang có 9 ca ở các phòng sinh và rất có thể sẽ có nhiều trẻ chào đời đúng thời khắc của ngày đầu năm mới Kỷ Hợi.

Đúng 0 giờ mùng 1 tết, vợ chồng chị Tứ (Đồng Nai) hạnh phúc đón cậu con trai nặng hơn 3,1kg. Chị Tứ cười tươi cho biết, mặc dù đã đoán sẽ sinh con vào dịp tết nhưng không ngờ lại đúng thời khắc giao thừa. Cùng thời điểm đó, lệch nhau vài phút là 5 em bé cũng cất tiếng khóc chào đời đón năm mới.

Bác sĩ Lê Quang Thanh cho biết, trong 5 phút đầu năm mới, có 5 bé trai, một bé gái chào đời tại Bệnh viện Từ Dũ, trong đó có 2 ca sinh mổ, 4 ca sinh thường. Em bé nặng nhất lên đến 3,8 kg. Đây là những công dân mới đầu tiên của năm Kỷ Hợi 2019.
Những “heo vàng” đầu tiên chào đời đúng thời khắc giao thừa ảnh 2 Em bé nặng nhất lên đến 3,8 kg
Những “heo vàng” đầu tiên chào đời đúng thời khắc giao thừa ảnh 3
Niềm hạnh phúc của các gia đình đón bé "heo vàng"

Đêm giao thừa, có 274 nhân viên y tế làm việc tất bật ở Bệnh viện Từ Dũ. Có khoảng 30 bác sĩ trực trong đêm giao thừa, sẵn sàng hỗ trợ sự chào đời cho khoảng 140 thiên thần. Năm “heo vàng”, “rồng vàng” như kinh nghiệm của các bác sĩ, luôn có số lượng các ca sinh tăng cao. Năm 2018, tổng số ca sinh tại Bệnh viện Từ Dũ đã lên đến 67.000 trẻ. Dự kiến, năm Kỷ Hợi này, số trẻ sinh cũng sẽ tăng cao.

Những “heo vàng” đầu tiên chào đời đúng thời khắc giao thừa ảnh 6 Các nhân viên y tế làm việc tất bật ở Bệnh viện Từ Dũ trong đêm giao thừa

Tại Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ, khoảnh khắc đầu năm mới, các bác sĩ cấp cứu thành công trường hợp một thai nhi 40 tuần bị suy thai cấp do dây rốn xoắn nhiều vòng. Ca phẫu thuật thành công, bé trai nặng 3,1kg. Bác sĩ trực tiếp phẫu thuật Nguyễn Thị Thanh Thủy cho biết, trường hợp này rất hiếm gặp vì dây rốn xoắn nhiều vòng liên tiếp và sát nhau, đoạn xoắn liên tục dài khoảng 40cm và vị trí dây rốn bị xoắn tiếp xúc sát bụng thai nhi. Nếu không kịp thời được phẫu thuật, chỉ chậm khoảng 10-15 phút trẻ có thể bị suy hô hấp.

Tin cùng chuyên mục